Mỹ liệu có thực hiện chính sách thương mại hà khắc với Trung Quốc?
Viện nghiên cứu Brookings mới đây đăng bài phân tích về chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc của ông David Dollar, chuyên gia về chính sách đối ngoại và kinh tế toàn cầu thuộc viện nghiên cứu này.
Theo tác giả, trái ngược với giọng điệu nóng nảy trong chiến dịch tranh cử, không khí trong cuộc gặp tại Florida giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khá nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng. Tổng thống Trump mô tả mối quan hệ của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình là “đáng chú ý”.
Có vẻ như ít khả năng hơn bao giờ hết Mỹ sẽ thực hiện một cuộc chiến tranh thương mại với các biện pháp bảo hộ hà khắc, mặc dù vẫn có một số người trong Chính quyền Mỹ mong muốn điều này.
Không có những kết quả cứng rắn về thương mại tại cuộc gặp này. Bản thân ông Trump cũng không đặt kỳ vọng cao khi ông viết trên mạng xã hội Twitter rằng đàm phán có thể sẽ “khó khăn”. Tuy nhiên, cuộc gặp đã mang lại một vài định hướng cho những cuộc đàm phán sắp tới giữa hai nước trong tương lai.
Nếu có một trận chiến giữa những người theo chủ nghĩa bảo hộ và những người ủng hộ tự do thương mại thì có vẻ như những người ủng hộ tự do thương mại đã có lợi thế.
Điều đó không có nghĩa là sẽ không có các biện pháp thương mại chống Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng chúng sẽ giới hạn và chỉ nhằm vào một số lĩnh vực cụ thể chứ không phải toàn bộ hàng hóa xuất khẩu qua biên giới.
Chính quyền Trump tất nhiên không muốn tiếp tục thúc đẩy cơ chế Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung (S&ED) dưới thời Tổng thống Barack Obama. Trên thực tế, nó mang tính lễ nghi và quá rộng để có thể có tác dụng thực sự. Tuy nhiên, những người quan sát cuộc gặp chỉ ra rằng các cuộc đối thoại kinh tế cấp cao vẫn sẽ tiếp tục.
Chiến lược sẽ được tách khỏi kinh tế, điều này là khôn ngoan. Đối thoại Kinh tế Toàn diện mới về phía Mỹ sẽ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross chủ trì. Về phía Trung Quốc có thể vẫn là Phó Thủ tướng Uông Dương.
Về những vấn đề cần giải quyết ngay lập tức, Trung Quốc hiển nhiên đã đề nghị thực hiện cam kết mở cửa thị trường cho thịt bò Mỹ từ sáu tháng trước. Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho phép các ngân hàng đầu tư của Mỹ hoạt động tại nước này.
Chính quyền Mỹ đã tác động mạnh để Trung Quốc giảm 25% thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ, nhưng đổi lại Trung Quốc được cho là đang hy vọng Mỹ sẽ bán nhiều sản phẩm công nghệ cao hơn và cho phép các tập đoàn nhà nước Trung Quốc nhận chuyển giao công nghệ cao từ Mỹ – điều mà Chính quyền Trump khó có thể đồng ý trong bối cảnh chính trị hiện tại.
Vấn đề khó khăn ở cuộc gặp thượng đỉnh là vụ Mỹ phóng tên lửa tấn công Syria ngay buổi tiệc mở đầu hội nghị. Thời điểm này dù có mang lại hàm ý gì hay không thì thông điệp ở đây cũng quá rõ ràng: cuộc gặp này không quá quan trọng đối với Mỹ và rằng Chính quyền Trump sẽ không ngần ngại sử dụng các biện pháp quân sự đơn phương.
Mối lo ngại của Trung Quốc rằng Mỹ sẽ làm điều gì đó gia tăng sự liều lĩnh. Trung Quốc sẽ có một số nỗ lực thắt chặt các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, những tính toán cơ bản của Trung Quốc sẽ không thay đổi - một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên là vô cùng nguy hiểm và nhiều khả năng Mỹ sẽ không sử dụng cách này.
Trung Quốc không muốn chế độ ở Triều Tiên sụp đổ, vì vậy, sẽ có một giới hạn về việc Trung Quốc sẵn sàng áp dụng các lệnh trừng phạt tới đâu. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn hoài nghi về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phản ứng lại với áp lực kinh tế bằng việc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Cuộc tấn công Syria cũng là một sự nhắc nhở về mức độ chú ý và hành động của Tổng thống Trump đối với một sự việc bất ngờ. Cuộc gặp tại Mar-a-Lago được cho là một cơ hội đàm phán về thương mại Mỹ - Trung, nhưng nó bị chi phối bởi vấn đề Syria và Triều Tiên. Mỹ cần Trung Quốc hợp tác về những vấn đề an ninh toàn cầu.
Dưới thời Obama, sự phối hợp của Trung Quốc về vấn đề Iran và biến đổi khí hậu đã khiến Mỹ khó mà thực hiện các chính sách cứng rắn về thương mại. Cũng như người tiền nhiệm Obama, Tổng thống Trump nhiều khả năng sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề Syria và Triều Tiên.
Những cuộc khủng hoảng an ninh bất ngờ sẽ chiếm lĩnh hầu hết chương trình nghị sự của mối quan hệ song phương và khiến Chính quyền Mỹ khó có thể thực hiện những chính sách hà khắc trong lĩnh vực thương mại với Trung Quốc.
>>> Tổng thống Donald Trump thừa nhận Trung Quốc không thao túng tiền tệ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Nhật Bản nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ nhất
13:43' - 18/04/2017
Trung Quốc đã tăng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ mà họ nắm giữ trong tháng 2/2017 thêm 8,6 tỷ USD lên trên 1.059 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có thể sẽ có một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Mỹ
20:33' - 12/04/2017
Thuyết phục Trung Quốc gây sức ép lên nước láng giềng Triều Tiên dừng phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân là mục tiêu chính của ông Trump trong cuộc gặp đầu tiên với ông Tập Cận Bình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.