Nghị quyết 35 – hướng tới một Chính phủ tận tâm, hỗ trợ doanh nghiệp
Nghị quyết 35/2016/NQ-CP vừa ban hành mới đây, được đánh giá là chính sách thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Theo đó, đòi hỏi các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước phải đổi mới và cải cách triệt để mọi quy trình, thủ tục nhằm hỗ trợ tối đa và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Trả lời phỏng vấn của Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về việc triển khai Nghị quyết 35 sẽ tác động tới đời sống và hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp như thế nào, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng quan trọng nhất, đây là quyết sách đầu tiên của Chính phủ và có tầm nhìn dài hạn (5 năm) về phát triển doanh nghiệp.
Qua đó khẳng định được vai trò quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng là động lực để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
Nghị quyết 35 thể hiện rõ tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua. Cùng với Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam thì Nghị quyết 35 đề ra các yêu cầu quan trọng và cụ thể.
Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, cả nước hiện có khoảng 515.000 doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh; mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế chung của cả nước thì không chỉ các cấp, ngành mà mỗi địa phương cần quan tâm hơn nữa, giảm thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp; công tác quản lý phải chuyển từ kiểm soát sang kiến tạo, phục vụ, đồng hành, hỗ trợ; hoạt động kiểm tra phải chuyển từ tiền kiểm tra sang hậu kiểm tra và loại bỏ kiểm tra tất cả, áp dụng kiểm một phần theo nguyên tắc quản lý rủi ro…
Với định hướng này, ông Lộc cho rằng điều ấn tượng nhất là tư duy mới của Chính phủ: “Không bàn lùi và mọi việc phải làm một cách quyết liệt nhất”. Chính phủ đang hướng tới xây dựng một Chính phủ tận tâm, hỗ trợ doanh nghiệp và xa hơn là một Chính phủ chuyên nghiệp để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để trở thành một Chính phủ chuyên nghiệp chắc chắn sẽ cần thời gian dài song muốn trở thành một Chính phủ tận tâm là điều có thể làm ngay.
Ở đó, mỗi bộ, ngành, cơ quan công quyền hay mỗi công chức Nhà nước đều cần phải làm hết trách nhiệm của mình, làm tròn bổn phận của mình đối với người dân và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới.
Theo ông Lộc, hơn bao giờ hết, lúc này doanh nghiệp cần niềm tin dài hạn, cần sự đảm bảo cho tương lai của mình, để sẵn sàng đầu tư phát triển kinh tế.
Việc quyết liệt thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 chắc chắn sẽ mang lại nhiều chuyển biến, giúp môi trường kinh doanh ở Việt Nam được nâng cấp và đạt chuẩn tiên tiến của khu vực, cũng như tiến tới đạt chuẩn thế giới trong tương lai.
Đón nhận Nghị quyết 35, cộng đồng doanh nghiệp cũng hết sức hoan nghênh, vì lần đầu tiên, Chính phủ đã quyết tâm nghe ý kiến của doanh nghiệp để điều chỉnh, thúc đẩy và tạo áp lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
Không chỉ VCCI hay các hiệp hội ngành hàng, nay kể cả các doanh nghiệp cũng được tham gia xây dựng, góp ý, hiến kế và tìm giải pháp khắc phục những tồn tại, những khó khăn còn vướng mắc để cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách thể chế nói chung có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu của Nghị quyết 35 là đến năm 2020 sẽ xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Cả nước sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động; trong đó, khu vưc tư nhân sẽ đóng góp khoảng 50% GDP, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm và hơn 30% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Để Nghị quyết 35 nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện tại, ổn định sản xuất và phát triển, ông Lộc cho rằng rất cần những chỉ đạo, những hành động cụ thể từ Chính phủ và các bộ, ngành trong việc giảm nhẹ gánh nặng hành chính, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, cũng như giảm sự lạm quyền, nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền ở địa phương…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thủy sản cần nghiên cứu kỹ trong đăng ký cấp chứng thư
19:30' - 09/06/2016
Các doanh nghiệp hạn chế tối đa các trường hợp cung cấp thông tin không phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như nhà nhập khẩu dẫn tới sai lệch thông tin
-
DN cần biết
Doanh nghiệp nước ngoài gặp bất lợi tại Trung Quốc
15:50' - 09/06/2016
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EUCC) tại Trung Quốc đánh giá rằng các công ty nước ngoài đang đối mặt với môi trường "không thân thiện" ngày càng gia tăng tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Đặng Huy Đông: Không có sự bao cấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
12:50' - 09/06/2016
Tôi xin khẳng định, không có sự bao cấp. Cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chỉ dành cho những đối tượng doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả; có tiềm năng phát triển, có trí tuệ và ý tưởng đổi mới sáng tạo…
-
Kinh tế Thế giới
Euro 2016: Doanh nghiệp Bỉ lo ngại về hiệu quả công việc
10:08' - 09/06/2016
Chủ các doanh nghiệp ở Bỉ đang lo lắng năng suất lao động sẽ sụt giảm trong thời gian diễn ra Vòng chung kết (VCK) Giải bóng đá vô địch châu Âu Euro 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
08:14'
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tinh gọn bộ máy chính trị phải bắt đầu từ những việc rất cụ thể, rất chi tiết và rất thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
08:06'
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 25/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.