Người dân gặp khó vì dự án cảng cá..."nằm trên giấy"
Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn (khu phố Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 1609/QĐ-UB ngày 8/7/2002, thu hồi đất của 481 hộ dân và 3 tổ chức, với tổng diện tích trên 8,3 ha.
Tuy nhiên, đến nay đã gần 16 năm trôi qua, Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn vẫn chỉ là... dự án nằm trên giấy. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy khiến cho người dân ở đây “sống dở, chết dở”.
Tại khu vực được quy hoạch xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn, điều cảm nhận trước tiên là những căn nhà xiêu vẹo nằm chen chúc...Người dân ở đây đa phần đi làm thuê nghề chế biến cá, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Trương Văn Tịnh (sinh năm 1948), ngụ tổ 5, khu phố Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương cho biết, chủ trương thực hiện quy hoạch xây dựng Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn là đúng vì Kiên Lương là một trong những huyện có nhiều ngư dân hành nghề khai thác hải sản với số lượng tàu thuyền lớn.
Thế nhưng, dự án kéo dài nhiều năm khiến người dân trong khu vực gặp rất nhiều khó khăn.
Do đã được quy hoạch xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn, cơ quan chức năng không đầu tư hệ thống điện, nước. Đất trong khu vực không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Nhà ở cũ nát không được xây lại.
Đặc biệt, điều lo ngại nhất là người dân ở địa phương không có hộ khẩu điều này dẫn đến con em đến tuổi đi học gặp nhiều khó khăn.
Ông Tịnh còn cho biết, có trường hợp đã nhận tiền đền bù và nhận nền nhà tại khu tái định cư ấp Kiên Tân, thị trấn Kiên Lương, nhưng thấy lâu dự án không triển khai, họ đã quay lại nơi cũ dựng nhà ở gây tình trạng mất an ninh trật tự.
Thậm chí có hộ quay trở lại không ở phần đất cũ mà lại lấn chiếm phần đất của người khác (đã được đền bù) dẫn xảy ra tranh chấp.
Điện, nước sinh hoạt, người dân phải" dùng ké" của các hộ ở phía ngoài đầu đường và phải trả với giá cao hơn. Ông Thượng Công Hải, cư dân ở đây cho biết: Do đây là khu quy hoạch dự án cảng cá nên Nhà nước không đầu tư điện, nước. Nước sinh hoạt hàng ngày phải mua với giá 40.000 đồng/m3, mỗi tháng trung bình gia đình ông phải trả tới 500.000 - 600.000 đồng để mua nước sạch...
Chưa hết, ngoài chuyện ở đây có “nhiều không”, việc phải sống chung với ô nhiễm môi trường nhiều năm nay cũng khiến người dân bức xúc.
Do không được quy hoạch,việc chế biến cá, phơi khô nằm trong khu dân cư gây mùi hôi thối rất khó chịu.
Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn là chủ trương lớn, đúng đắn, thế nhưng do còn vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng nên khó thực hiện.
Đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ đền bù, do thu hồi không được đền bù theo quy định, chỉ hỗ trợ di dời mỗi hộ với mức 1 triệu đồng, 3 tháng tiền ăn 150 đồng/người/tháng và một nền nhà tái định cư mua với giá 2,5 triệu đồng.
Sau đó, bổ sung hỗ trợ thêm 80% vật kiến trúc tháo dỡ, ngoài ra không còn chính sách nào khác.
Với số tiền này, theo người dân, dù có nền tái định cư, họ cũng không thể làm được nhà tạm. Mặt khác, nơi tái định cư lại không có đất sản xuất.
Theo người dân sinh sống ở đây, để hài hòa, cơ quan chức năng cần tính theo phương án bồi thường phần đất ở, hỗ trợ di dời theo hình thức định cư phân tán để người dân tìm nơi ở và tìm việc làm phù hợp.
Theo ông Giang Thanh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương, Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn, huyện Kiên Lương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang làm chủ đầu tư.
Dự án này được lập với mục đích tạo điều kiện cho các phương tiện đánh bắt, neo đậu, bốc xếp và tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Chủ trương trợ cấp, bố trí tái định cư cho các hộ phát sinh sau phương án cũng là vận dụng cơ chế chính sách một cách linh hoạt để người dân có điều kiện ổn định cuộc sống.
Thế nhưng, dự án bị kéo dài đã khiến cuộc sống của người dân ở địa phương gặp rất niều khó khăn.
Vì vậy, mới đây, UBND huyện Kiên Lương kiến nghị với UBND tỉnh Kiên Giang xin xóa quy hoạch xây dựng Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn tại khu phố Hòa Lập.
Theo đó, sẽ tìm nơi mới để tiếp tục thực hiện dự án này nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sau khi được đồng ý với phương án này, UBND huyện Kiên Lương sẽ tiến hành quy hoạch tổng thể lại khu vực dự kiến xây dựng Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Ba Hòn trước đây để xây dựng khu dân cư, giúp người dân an cư lạc nghiệp và tiến tới đưa huyện Kiên Lương nâng lên thành thị xã Kiên Lương theo quy hoạch chung của tỉnh.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông đảo Phú Quốc
10:10' - 25/03/2018
Tỉnh Kiên Giang điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc đến năm 2020, định hướng năm 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang đầu tư 577 tỷ đồng đóng mới và nâng cấp 59 tàu theo Nghị định 67
12:33' - 19/03/2018
Đến trung tuần tháng 3/2018, tỉnh Kiên Giang đầu tư 59 tàu, gồm: đóng mới 38 tàu khai thác hải sản, 14 tàu dịch vụ hậu cần và nâng cấp 7 tàu, với tổng vốn hơn 577 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp
17:25' - 19/02/2018
Tỉnh Kiên Giang đang mời gọi các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Thạnh Lộc (giai đoạn 2).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
15:54'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 27/CĐ-TTg (ngày 2/4/2025) của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người
15:20'
Hãng Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền quân sự Myanmar cho biết, tính đến ngày 2/4, số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan và các nước CIS
14:50'
Chuyến bay VJ52 của Hãng hàng không Vietjet bay bằng tàu bay A330/300 từ Almaty (Kazakhstan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí
14:25'
Ngày 2/4, Malaysia bắt đầu điều tra về các biện pháp đảm bảo an toàn tại địa điểm xảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí của tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas xảy trước đó 1 ngày ở bang Selangor.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công An Việt Nam tìm kiếm cứu trợ người dân Myanmar sau động đất
14:08'
Đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm thi đánh giá năng lực HSA năm 2025 tăng nhẹ
13:01'
So với các đợt thi tháng 3 của các năm trước đây, điểm thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 3-5 điểm theo thang điểm 150).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ biển xanh đến vườn nho: Du lịch Ninh Thuận và những điều tuyệt vời
12:58'
Để phát huy hơn nữa giá trị cây nho và sản phẩm đặc thù nho, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách giới thiệu và phát triển các giống nho tươi mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình
12:55'
Từng là loại tranh dùng để thờ cúng từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do sạt lở
12:20'
Với nhiều vết nứt lớn kéo dài do ảnh hưởng từ bão số 3 vào tháng 9/2024 đang tiếp tục mở rộng đe dọa đến an toàn tính mạng của nhiều hộ dân, Lào Cai đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.