Nguyên nhân nào khiến nông sản Việt kém cạnh tranh?
Nếu không tập trung đầu tư, cải thiện vấn đề này thì khó cải thiện được chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đó là thông tin tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ bảo quản nông sản thế hệ mới trong sản xuất nông nghiệp an toàn – hiệu quả - bền vững, do Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.Hồ Chí Minh tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh ngày 15/7. Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản ở các nước đang phát triển lên đến 20-30%.Nghĩa là có đến 20-30% nông sản được sản xuất ra nhưng không đến được tay người tiêu dùng. Tỷ lệ hao hụt này còn cao hơn ở những nước nghèo; trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, tổn thất sau thu hoạch đối với cây có hạt là khoảng 10%, đối với cây có củ là 10-20% và rau quả là 10-30%. Nguyên nhân chủ yếu là do cách thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và bảo quản không đúng cách. Công nghệ đóng gói ở Việt Nam còn đang lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến. Theo ông Phạm Quốc Bảo, Giám đốc Công ty quốc tế Sao Nam (Sancopack), một trong những nguyên nhân khiến nông sản bị tổn thất là do khâu bảo quản nông sản của Việt Nam còn khá hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.Trong khi đó, việc phát triển công nghệ bảo quản cho nông sản là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp nông dân giảm được tổn thất về số lượng và chất lượng, đồng thời đóng góp tích cực trong việc duy trì chất lượng nông sản.
Nhìn lại ngành hàng rau quả, trong vài năm gần đây, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có bước phát triển khá mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm và tăng trên 30% trong năm 2016.Tuy vậy, có đến 65% giá trị xuất khẩu rau quả nằm ở thị trường Trung Quốc. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, nếu vận chuyển qua đường biên giới thì chỉ cần 3-5 ngày để giao hàng nên các doanh nghiệp ít chú trọng đến việc đầu tư công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Đây cũng là lý do chính khiến xuất khẩu rau quả các thị trường khó tính mặc dù đã có nhiều cải thiện, song vẫn còn khá hạn chế.
Còn đối với sản xuất lúa gạo, việc bảo quản sau thu hoạch cũng chưa được đầu tư đúng mức nên hao hụt vẫn còn khá nhiều.Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, đa số nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thường bán lúa tươi cho các thương lái tại ruộng ngay sau khi thu hoạch.
Các thương lái sẽ mang lúa tươi đi sấy và xay sát tại các cơ sở sấy địa bàn. Tuy nhiên, trong lúc sấy, nếu điều chỉnh nhiệt độ, sấy không đúng cách thì lúa sẽ bị thất thu, chất lượng giảm rõ rệt.
Khi đó, ai sẽ chịu trách nhiệm? Dĩ nhiên, không phải là thương lái, mà họ sẽ vin cớ chất lượng lúa thấp, hao hụt nhiều… để ép giá nông dân.
Để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt, trong thời gian gần đây, vấn đề bảo quản nông sản sau thu hoạch được các nhà vườn, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.Một số công trình nghiên cứu bảo quản nông sản sau thu hoạch cũng đang cho những kết quả khả quan.
Đáng chú ý, mới đây, Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành công màng bao gói biến đổi khí quyển (GreenMAP) giúp rau quả tươi lâu gấp 3 lần bình thường mà không bị tác động của hóa chất.Công nghệ mới này sử dụng khá đơn giản, chi phí thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đã giảm xuống chỉ còn 5%; đồng thời phù hợp cho mục đích chiếu xạ theo quy định của một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ…
Hiện màng bao gói này đã đươc sử dụng ở vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang); nho (Ninh Thuận); một số đơn vị sản xuất rau mầm, chuỗi cung ứng rau quả…
Ngoài ra, dòng sản phẩm máy sấy nông sản cũng được nhiều đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu đưa vào ứng dụng rộng rãi.Đơn cử như máy sấy năng lượng mặt trời của Công ty cổ phần Công nghệ năng lượng bền vững Việt Nam; công nghệ sấy đảo chiều đa năng trong sấy nông sản của Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp (Trường Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh)… đang được kỳ vọng là giải pháp quan trọng cho một nền nông nghiệp xanh.
Theo các chuyên gia, việc nhiều doanh nghiệp “nhảy” vào thị trường sản xuất sản phẩm bảo quản nông sản là cách nhanh nhất để giảm tổn thất ở nông sản hiện nay.Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng áp dụng công nghệ vào khâu sau thu hoạch ở Việt Nam cần tăng cường thu hút nhân lực trẻ vào ngành nông nghiệp.
Đào tạo cho họ kỹ năng vận hành công nghệ chính xác, phương pháp bảo quản nông sản ngay sau khi thu hoạch, cách thức làm lạnh, vận chuyển, đặc biệt là cách thức bảo quản ở nơi tiêu thụ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5 HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa IX: Chất vấn việc "giải cứu" nông sản
14:45' - 06/07/2017
Sáng 6/7, kỳ họp thứ 5 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh bước sang ngày làm việc thứ 3 với phiên chất vấn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng ký thỏa thuận hợp tác về tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm
13:41' - 03/07/2017
Ngày 3/7, tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác về sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn thực phẩm giữa tỉnh Tiền Giang và Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 - 2020.
-
Hàng hoá
Cần Thơ loay hoay giải cứu nông sản
16:02' - 30/06/2017
Việc giải cứu thịt lợn cho người nông dân chỉ là giải pháp tạm thời, còn về lâu về dài cần quy hoạch lại ngành chăn nuôi, tránh tính trạng cung vượt cầu như hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Bao giờ nông sản hết… “ế”?
14:06' - 29/06/2017
Từ đầu năm 2017 đến nay, có lẽ “giải cứu”, “nông sản ế”… là những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trên các mặt báo cũng như vấn đề được tranh luận gay gắt ở kỳ họp Quốc hội vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.