Nhộn nhịp thị trường phục vụ năm học mới
Còn gần 1 tháng nữa là đến ngày khai trường năm học 2015 - 2016, tại các cửa hàng sách, đồ dùng học tập tỉnh Bắc Ninh luôn tấp nập người mua bán. Để đáp ứng nhu cầu, các công ty, nhà sách đang tích cực đẩy mạnh cung ứng nguồn hàng đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay từ đầu tháng 5, Công ty đã triển khai chương trình phối hợp cung ứng sách cho các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua đầu mối là các Phòng Giáo dục đào tạo trên địa bàn.
Đến nay, sau 3 tháng triển khai, Công ty đã bán được hơn 1,6 triệu bản sách đáp ứng 1 lượng lớn nhu cầu của học sinh. Hiện Công ty đang tiếp tục nhập thêm sách giáo khoa, sách tham khảo của tất cả các cấp học theo các đơn hàng.
Mặc dù sức mua trên thị trường tăng, lượng sách giáo khoa khan hiếm hơn so với mọi năm nhưng giá cả nguồn hàng vẫn ổn định. Các loại sách giáo khoa bán theo bộ từ lớp 1 đến lớp 5 từ 110.00 - 170.000 đồng/bộ; lớp 6 đến lớp 9 giá 165.000 - 250.000 đồng/bộ; lớp 10 đến 12 giá 220.000 - 250.000 đồng/bộ.
Ngoài ra, Công ty cũng chuẩn bị hàng trăm sản phẩm đồ dùng học tập cho giáo viên và học sinh như giấy vở, bút mực, các ấn phẩm, thiết bị, đa dạng về mẫu mã và giá cả hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, phụ huynh trong việc mua sắm. Công ty đang triển khai chương trình bán sách giảm giá 12% cho con em các gia đình chính sách thương binh, liệt sĩ trên cửa hàng sách tự chọn của mình.
Có mặt tại các cửa hàng bán sách và văn phòng phẩm trên đường Ngô Gia Tự, thành phố Bắc Ninh, bà Nguyễn Thị Tâm chủ cửa hàng cho biết, khoảng 10 ngày gần đây, mỗi ngày cửa hàng của bà phục vụ hàng chục khách hàng đến mua sắm đồ dùng học tập.
Năm nay, các mặt hàng xuất xứ trong nước được chú trọng nâng cao chất lượng, nhiều sản phẩm đã cải tiến đảm bảo sức khỏe của học sinh như tập vở chống lóa, làm bằng giấy tự nhiên, bìa vở viết được thiết kế khá đẹp mắt, nhiều mẫu mã với các hình thù ngộ nghĩnh, nhân vật hoạt hình, hoa, phong cảnh bắt mắt, màu sắc tươi mới, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Các nhãn hiệu chiếm ưu thế hơn hẳn là Hải Tiến, Hồng Hà, Klong, Mic… có giá từ 60.000 - 90.000 đồng/10 quyển. Đối với các loại dụng cụ học tập như: bút chì, bút máy, hộp bút, màu sáp, thước kẻ… của các thương hiệu như Mic, Bến Nghé, Thiên Long bán “chạy” hơn hẳn, có giá từ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng/sản phẩm.
Mức giá này rất phù hợp so với túi tiền phần lớn người tiêu dùng. Với mặt hàng cặp sách, phụ huynh thường chọn các thương hiệu Hami, Miti, Mr Vui với nhiều tính năng bền, chắc, chế độ bảo hành tốt, bảo đảm độ an toàn, nhẹ… có giá từ 85.000 - 250.000 đồng/chiếc.
Bên cạnh thị trường sách mới, những năm gần đây các mặt hàng sách cũ cũng được nhiều phụ huynh và học sinh lựa chọn. Từ đầu tháng 7, hơn 10 cửa hàng sách cũ trong chợ Đọ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh luôn nhộn nhịp người mua, bán.
Chị Nguyễn Thị Huệ, phường Ninh Xá - thành phố Bắc Ninh tâm sự, năm nào chị cũng chọn mua sách cũ cho con vừa tận dụng được nguồn sách cũ, giá cả hợp lý. Với mỗi bộ sách chị có thể tiết kiệm được hơn 1 nửa giá bìa. Chị Lê Thị Nhi, chủ cửa hàng sách cũ cho biết: Những năm gần đây người dân thường có xu hướng chọn mua sách cũ. Từ ngày 15/7 đến nay, chị nhập hơn 10 tấn sách cũ bán buôn cho các chợ đầu mối ở nông thôn với giá 10.000 đồng/kg. Mỗi ngày cửa hàng của chị bán lẻ hàng chục bộ sách giáo khoa khác.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Bắc Ninh cho biết thêm, hiện một số địa phương trên cả nước đang xuất hiện nhiều loại sách giả, sách lậu kém chất lượng, bởi vậy các bậc phụ huynh và học sinh nên chọn đến những cửa hàng tin cậy của những nhà xuất bản uy tín như Giáo dục, Kim Đồng... để mua sách. Đặc biệt, khi mua sách tham khảo hoặc nâng cao cần tham khảo ý kiến giáo viên, chọn sách có nhiều kiến thức hay, bổ ích, phù hợp với chương trình học của con em mình./.
Thanh Thương
- Từ khóa :
- đồ dùng học tập
- sách giáo khoa
- giá cả
- sức mua
- năm học mới
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Giá cà phê thế giới tăng vọt do lo ngại nguồn cung
08:36' - 21/11/2024
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Việt Nam.
-
Thị trường
Xuất khẩu lô hàng tổ yến đầu tiên qua lối thông quan cầu Bắc Luân II
21:54' - 20/11/2024
Ngày 20/11, lô hàng tổ yến đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua lối thông quan cầu Bắc Luân II tại Quảng Ninh.