Những căng thẳng xung quanh Dòng chảy phương Bắc 2
Tháng 4/2017 Gazprom và 5 đối tác châu Âu đã tìm được đồng thuận tài chính trị giá 9,5 tỷ euro cho dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 nhằm đưa khí đốt của Nga sang đến tận miền Bắc nước Đức, xuyên qua lòng biển Baltic.
Hôm 24/4, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nord Stream AG, nhân lễ ký kết thỏa thuận về tài chính giữa tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và 5 đối tác châu Âu tại Paris, đã tuyên bố: “Chúng ta đang viết một trang sử mới cho ngành năng lượng khí đốt châu Âu. Dự án đang tiến triển nhanh chóng. Nhiều hợp đồng đang được ký kết và công trình xây dựng đã được khởi động”.
Dài 1.220 cây số, dự án Dòng chảy phương Bắc 2 nối liền ngôi làng Ust Luga, miền Tây nước Nga với Greifswald, miền Bắc nước Đức, và dự trù đi vào hoạt động năm 2019. Đường ống cho phép cung cấp 55 tỷ m3 khí đốt của Nga cho châu Âu.
Như vậy là hơn hai năm sau khi đạt được thỏa thuận về nguyên tắc tại Diễn đàn kinh tế Saint Petersburg hồi tháng 12/2015, công trình xây dựng sẽ được khởi động vào đầu năm tới.
Tổng chi phí dự án ước tính lên tới gần 10 tỷ USD, 50% trong số đó do cổ đông duy nhất của dự án là Gazprom tài trợ. Phần còn lại chia đều cho 5 đối tác của Gazprom gồm Engie của Pháp, liên doanh Shell của Anh và Hà Lan, hai tập đoàn Đức Uniper và Wintershall cùng với OMV của Áo.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án “song sinh” với Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), có cùng một hành trình, đã hoạt động từ năm 2012. Hai dự án này cộng lại, đường ống đưa khí đốt của Nga vào EU qua cửa ngõ phía Bắc dài 2.200 km, có khả năng chuyển 110 tỷ m3 khí đốt vào châu Âu hàng năm.
Vào lúc các dự án xây dựng đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu bằng ngả phía Nam, xuyên qua lòng Biển Đen gặp nhiều trở ngại, thì các dự án phương Bắc có vẻ được thuận lợi hơn. Trong mắt ông Alexey Miller, Chủ tịch Tổng Giám đốc Gazprom, Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 là những tuyến đường có lợi nhất, và an toàn nhất để chuyển khí đốt của Nga đến thị trường châu Âu.
Từ giữa thập niên 1970 Gazprom đã trở thành một nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy của châu Âu. EU hiện là khách hàng lớn nhất của Gazprom cho dù hồi năm 2014, đại công ty này đã ký kết một hợp đồng khổng lồ 400 tỷ USD với Trung Quốc, mỗi năm cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt cho thị trường của nền kinh tế lớn hai thế giới trong vòng ba thập niên.
Cuối năm 2016 khí đốt của Nga bảo đảm 1/3 nhu cầu tiêu thụ của EU, tỷ lệ này gần như không suy giảm từ sau khủng hoảng Ukraine và việc Moskva sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. Khác với dầu hỏa, khí đốt không nằm trong danh sách trừng phạt Nga của EU.
Phát biểu trong buổi lễ ký kết thỏa thuận về các nguồn tài trợ cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Paris vào tháng 4/2017 bà Isabelle Kocher, Tổng Giám đốc tập đoàn năng lượng của Pháp Engie, nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm các nguồn cung cấp cho châu Âu trong lúc dự trữ tại Tây Âu đang cạn dần.
Bà cho biết dự án này cho phép bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh dự trữ ở Biển Bắc đang ngày càng trở nên khan hiếm. Engie hoàn toàn hỗ trợ công trình xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 để dự án chóng được hoàn thành. Đối với Engie, khí đốt là nguồn năng lượng sạch cần thiết trong tiến trình chuyển đổi năng lượng.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder từ hơn một chục năm qua là đầu cầu trong mọi dự án hợp tác giữa Nga và EU. Với tư cách Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Nord Stream AG, một lần nữa ông phải vượt qua nhiều trở ngại về mặt chính trị để đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 ra đời 5 năm trước đây và để cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được tiến hành.
Đức trông đợi nhiều vào khí đốt của Nga để chuẩn bị “sang trang” thời đại sử dụng năng lượng nguyên tử. Sau thảm họa Fukushima, Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào khoảng năm 2022. Đức hiện là khách hàng lớn nhất của các tập đoàn dầu khí Nga, mua vào 40 tỷ m3 khí đốt một năm.
Bài toán của Berlin khá đơn giản: nền công nghiệp số một của EU này cần năng lượng để sản xuất và bảo đảm nhu cầu tiêu thụ cho hơn 82 triệu dân.
Đức chuẩn bị đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, nhưng không thể khai thác điện sản xuất từ than đá, vì đây là một nguồn gây ô nhiễm. Các loại năng lượng tái tạo thì chưa đủ sức lấp vào chỗ trống. Khí đốt là giải pháp duy nhất còn lại.
Sự sốt sắng có tính toán này của Berlin trước các dự án Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 trái ngược hẳn với csự hống đối mạnh mẽ từ phía các nước ở phía Đông trong và ngoài Liên minh châu Âu, đứng đầu là Ba Lan và trong một chừng mực nào đó là Italy.
Trước hết đứng ngoài Liên minh châu Âu là Ukraine, đây là nơi mà cho tới cuối năm 2016 vẫn có tới 43% khí đốt của Nga phải “đi qua” trước khi đến được thị trường châu Âu. Với Kiev, dịch vụ cho khí của Nga đi qua lãnh thổ Ukraine vừa là một nguồn thu nhập lớn - 2 tỷ USD trong tài khóa 2015, vừa là phương tiện để mặc cả với Moskva hòng được mua năng lượng của Nga với giá ưu đãi.
Hiềm nỗi từ năm 2006 khủng hoảng khí đốt giữa Nga và Ukraine thường xuyên nổ ra, đẩy châu Âu trong thế kẹt. Tránh để bị Ukraine bắt bí, các nhà cung cấp Nga liên tục đưa ra các dự án xây dựng đường ống, đánh vòng xuống phía Nam, xuyên qua lòng Biển Đen.
Có điều các dự án Dòng chảy phương Nam đã gặp nhiều trở ngại vì yếu tố địa chính trị, để rồi được thay thế phần nào bằng dự án mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turkstream), xuyên ngang một phần Turkmenistan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trở lại với châu Âu, Ba Lan dẫn đầu phe chống đối đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 do Gazprom hiện đã chiếm thế gần như độc quyền trên thị trường khí đốt của Ba Lan và nhiều nước Đông Âu, như Sloviania, Cộng hòa Czech.
Ba Lan lo ngại với Dòng chảy phương Bắc 1 và 2, thế áp đảo đó của Gazprom càng được củng cố. Về lâu dài, các nền kinh tế này sợ mất thu nhập khi khí đốt của Nga không còn phải đi qua lãnh thổ để đến được các nước Tây Âu.
Một tiếng nói chống đối dự án Dòng chảy phương Bắc khác là Italy, bởi đường ống này cạnh tranh trực tiếp với Dòng chảy phương Nam mà trong đó tập đoàn dầu khí ENI của Italy là một trong những cột trụ. Hai thành viên khác của EU là Phần Lan và Thụy Điển cũng phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc với lý do công trình này hủy hoại môi trường thiên nhiên.
Nhưng bên cạnh những tiếng nói bất đồng vì những lý do rất khác nhau đó, cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ, Brussels vẫn chưa đồng ý về một chính sách năng lượng chung cho 28 nước thành viên. EU muốn tránh để bị lệ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung cấp là Nga, không muốn điện Kremlin dùng khí đốt là một lá chủ bài để bắt chẹt Brussels trên những hồ sơ quốc tế.
Thế nhưng trước mắt, Brussels chưa có giải pháp vững chắc nào để thoát khỏi vòng ảnh hưởng đó. Na Uy một nhà cung cấp lớn của châu Âu không thể lấp chỗ trống nếu như Gazprom bỏ đi. Mỹ thì vừa xa, vừa trong ngắn hạn chưa thể dễ dàng mở van khí đốt cho các đối tác châu Âu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dầu mỏ và khí đốt vẫn là 2 nguồn năng lượng chính của thế giới
10:59' - 11/07/2017
Theo Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Saudi Aramco của Saudi Arabia, Amin Nasser, dầu mỏ và khí đốt vẫn là hai nguồn năng lượng chính của thế giới trong những thập niên tới.
-
Doanh nghiệp
Mỹ hướng tới trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ và khí đốt ròng
21:07' - 28/06/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nước Mỹ đang đứng trước tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ, khí đốt và một số nguồn tài nguyên khác.
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp, Israel, CH Cyprus thúc đẩy dự án đường ống khí đốt tham vọng qua Địa Trung Hải
12:02' - 16/06/2017
Lãnh đạo ba nước đã nhất trí "thúc đẩy hành động chung để xây dựng một dự án đường ống dẫn năng lượng quy mô lớn ở phía Đông Địa Trung Hải".
-
Kinh tế Thế giới
Dự án Hành lang khí đốt phương Nam đối với an ninh năng lượng châu Âu
07:02' - 28/04/2017
Tuyến đường ống dẫn khí đốt của châu Âu đi qua Thổ Nhĩ Kỳ sẽ góp phần đẩy nhanh mục tiêu hoàn thiện dự án Hành lang khí đốt phương Nam và giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung khí đốt Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.