Những “ngư ông đắc lợi” trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
Trong khi nông dân trồng đậu tương của Mỹ đang lo ngại trước những mức thuế mà Trung Quốc đe dọa sẽ đánh vào hàng nhập khẩu từ Mỹ, thì những đối thủ của họ ở Brazil và Argentina, cũng như các nhà chế tạo máy bay ở châu Âu và sản xuất rượu whiskey của Nhật Bản sẽ là những đối tượng có thể được hưởng lợi từ quyết định này của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã lựa chọn những mặt hàng mà nước này có thể nhập khẩu từ những nơi khác để đưa vào danh sách hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá 50 tỷ USD có nguy cơ bị đánh thuế trả đũa, trong đó có đậu tương và máy bay cỡ nhỏ.Chuyên gia kinh tế Lu Feng của Đại học Bắc Kinh, so với danh sách các mặt hàng Trung Quốc “dính” thuế của Mỹ vốn chủ yếu tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao, thì danh sách của Trung Quốc đa dạng hơn, và tác động của các mức thuế trừng phạt của Mỹ đối với kinh tế nước này nói chung vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Dù các nhà nhập khẩu của Trung Quốc hiện vẫn đang mua một lượng lớn đậu tương và các mặt hàng khác của Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc tìm nguồn hàng thay thế, thì chính trình trạng thiếu hụt này sẽ tạo cơ hội kinh doanh cho các đối thủ của Mỹ.Nông dân trồng đậu tương của Mỹ có thể là "nạn nhân" bị thiệt hại nhiều nhất từ các mức thuế trả đũa của Bắc Kinh.
Trung Quốc chiếm gần 60% lượng đậu tương xuất khẩu của Mỹ, đem lại nguồn doanh thu trị giá 12,4 tỷ USD trong 12 tháng kết thúc vào ngày 31/8/2017. Trước tình hình đó, nông dân ở Brazil, Argentina và Australia có thể chớp lấy cơ hội này để cung cấp cho Trung Quốc.
Bên cạnh đó, mức thuế 25% đánh vào các mặt hàng thuốc lá, whiskey và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ có thể khiến các nguồn hàng từ châu Âu, Nga, Nhật Bản và những nước khác trở nên hấp dẫn hơn, trong khi giá máy bay cỡ nhỏ và các mặt hàng công nghệ hàng không của Mỹ gia tăng do thuế cũng sẽ giúp các đối thủ ở Pháp và Đức có cơ hội mở rộng thị phần.Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến hàng không của Mỹ sang Trung Quốc đạt 13,2 tỷ USD, chiếm 58% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc.
Những đối tượng khác cũng được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung là những nước đang phát triển có thể thế chân Trung Quốc trở thành các nhà cung cấp cho thị trường Mỹ, theo chuyên gia William Jackson của Capital Economics.Mexico sản xuất nhiều sản phẩm có tên trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc có thể bị áp thuế trừng phạt của Mỹ, như TV và mạch điện, trong khi Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan cũng xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn và những sản phẩm công nghệ khác.
Trước đó ngày 3/4, Mỹ đã công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu trị giá khoảng 50 tỷ USD từ Trung Quốc có thể bị áp thuế bổ sung do "các hoạt động thương mại không công bằng của Bắc Kinh liên quan việc Trung Quốc "cưỡng ép các công ty và doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ".Sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp đáp trả tương tự, Tổng thống D.Trump cho rằng Bắc Kinh "thay vì sửa chữa cách hành xử sai của họ lại lựa chọn gây tổn hại cho các nông dân và nhà sản xuất của Mỹ", do đó ông đã chỉ thị các quan chức thương mại Mỹ cân nhắc xem liệu việc tăng gấp đôi giá trị các hàng hóa Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế bổ sung (lên 100 tỷ USD) có phù hợp hay không.
Mỹ và Trung Quốc sẽ có cơ hội đầu tiên giải quyết những bất đồng sâu sắc về thương mại song phương bên lề Hội nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra tại Washington từ ngày 20 đến 22/4 tới. Tuy nhiên, cho đến nay cả hai nước đều chưa có kế hoạch cho bất cứ cuộc gặp nào.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tuyên bố không e ngại cuộc chiến thương mại với Mỹ
14:32' - 06/04/2018
Ngày 6/4, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến thương mại với "bất kỳ giá nào" và áp dụng mọi biện pháp toàn diện nếu Mỹ tiếp tục các biện pháp bảo hộ thương mại đơn phương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc về các bất đồng thương mại
09:37' - 06/04/2018
Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 5/4 cho biết Washington sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh về vấn đề bất đồng thương mại, nhưng chỉ trong trường hợp các cuộc đàm phán diễn ra nghiêm túc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO vì áp đặt thuế thép
21:05' - 05/04/2018
Ngày 5/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Mỹ tăng mức áp thuế đối với mặt hàng thép nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.