Phản ứng của các nước Trung Đông về quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Saudi Arabia đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đồng thời áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Tehran.
Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông, cho biết sẽ làm việc với Mỹ và cộng đồng quốc tế để giải quyết chương trình hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng như sự hỗ trợ của nước này đối với các nhóm vũ trang trong khu vực.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Saudi Arabia nêu rõ: "Iran đã sử dụng các thành quả kinh tế có được từ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động gây bất ổn trong khu vực, đặc biệt bằng cách phát triển các tên lửa đạn đạo và hỗ trợ các nhóm khủng bố trong khu vực".
Được đánh giá là thành tựu ngoại giao nổi bật của cựu Tổng thống Barack Obama, thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) mà Tehran ký với nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi tháng 7/2015, cam kết dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lại việc Iran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã liên tục chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran vì cho rằng văn kiện quốc tế này không giải quyết chương trình tên lửa đạn đạo và vai trò của Tehran trong các cuộc xung đột ở Yemen và Syria, cũng như các hoạt động hạt nhân của nước này sau năm 2025.
Saudi Arabia đã gọi thỏa thuận hạt nhân Iran là "thỏa thuận không hoàn thiện". Hồi tháng 3/2018, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã phát biểu với hãng tin CBS rằng "không còn nghi ngờ gì nữa" vương quốc của ông sẽ phát triển các vũ khí hạt nhân nếu Iran làm vậy.
Sau khi Tổng thống Trump thông báo rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố hoàn toàn ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump, coi đây là quyết định "lịch sử". Ông Netanyahu tái khẳng định Israel phản đối JCPOA ngay từ đầu với lập luận rằng thỏa thuận này thay vì ngăn cản lại mở đường cho Iran tiến tới sở hữu một kho vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng vài năm tới.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Syria trong một tuyên bố cho biết nước này kịch liệt lên án quyết định của Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, cho rằng động thái mới nhất của ông chủ Nhà Trắng sẽ làm gia tăng căng thẳng trên thế giới.
Ngay sau quyết định của Tổng thống Trump, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng nước này có thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân nếu các lợi ích của Tehran với các nước ký thỏa thuận được đảm bảo.
Tuy nhiên, ông Rouhani cũng tuyên bố rằng nếu các lợi ích quốc gia của Iran không được đáp ứng, Tehran sẽ nối lại hoạt động làm giàu urani công nghiệp ở tốc độ thông thường. Nhà lãnh đạo Iran cho biết ông đã ra lệnh cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để đẩy nhanh các hoạt động làm giàu urani nếu JCPOA chỉ còn trên giấy./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU quyết tâm bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran
07:27' - 09/05/2018
Ngày 8/5, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini tuyên bố EU xác định bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran được ký năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia liên quan tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân Iran
07:21' - 09/05/2018
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 8/5 đã hối thúc các nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran tuân thủ cam kết sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và phản ứng quốc tế
07:09' - 09/05/2018
Trong bài phát biểu chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc vào năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00' - 07/07/2025
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28' - 07/07/2025
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26' - 07/07/2025
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12' - 07/07/2025
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11' - 07/07/2025
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.