Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và phản ứng quốc tế
Trong bài phát biểu chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) hồi năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Tổng thống Donald Trump đã ủng hộ những lập luận gần đây của Israel (I-xra-en) về Iran khi đưa ra quyết định trên. Ông cho biết ông sẽ bắt đầu triển khai "mức cao nhất" của các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran. Ông Trump nhấn mạnh: "Tôi sẽ ký một bản ghi nhớ của tổng thống để bắt đầu khôi phục các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan tới vấn đề hạt nhân nhằm vào chính quyền Iran. Chúng tôi sẽ bắt đầu áp đặt mức cao nhất của các biện pháp trừng phạt".Theo ông Trump, thỏa thuận trên còn được gọi là JCPOA bị khiếm khuyết ngay từ bên trong. Ông đe dọa Iran sẽ gặp phải "những vấn đề lớn hơn" nếu tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân. Ông khẳng định đây sẽ không phải là những đe dọa "sáo rỗng".
Phản ứng sau quyết định của Mỹ Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini tuyên bố EU xác định bảo toàn thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc. Bà Mogherini nhấn mạnh thỏa thuận năm 2015 đã đạt được mục đích là đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời kêu gọi nhân dân Iran và các lãnh đạo nước này tôn trọng thỏa thuận sau quyết định của Tổng thống Mỹ.Đại diện cấp cao EU cũng bày tỏ đặc biệt lo ngại trước thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về những lệnh trừng phạt mới đối với Iran và khẳng định EU sẽ hành động để bảo vệ những lợi ích kinh tế của mình.
Bà Mogherini đánh giá miễn là Iran tiếp tục thực hiện các cam kết liên quan đến chương trình hạt nhân như họ đã và đang làm, EU sẽ tiếp tục thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả các nội dung của thỏa thuận hạt nhân với nước này.Bà cũng nhấn mạnh EU hoàn toàn tin tưởng vào công việc, thẩm quyền và sự độc lập của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khi cơ quan này đã công bố 10 báo cáo xác nhận rằng Iran đã hoàn toàn tuân thủ các cam kết của mình./.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cũng đã hối thúc các nước ký thỏa thuận hạt nhân Iran tuân thủ những cam kết của mình sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận này, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).Tuyên bố của ông Guterres nêu rõ: "Tôi kêu gọi các nước tham gia JCPOA tuân thủ hoàn toàn những cam kết riêng rẽ của mình theo JCPOA và tất cả các nước thành viên khác ủng hộ thỏa thuận này".
TTK LHQ cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước quyết định trên của Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng những quan ngại liên quan đến việc thực thi thỏa thuận hạt nhân cần phải được giải quyết thông qua những cơ chế được thiết lập trong JCPOA.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Nhà đầu tư thận trọng trước tương lai Thỏa thuận hạt nhân Iran
17:37' - 08/05/2018
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đi lên trong phiên chiều 8/5, dù nhà đầu tư vẫn thận trọng trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định về thỏa thuận hạt nhân Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng tỷ USD các hợp đồng thương mại đang "chờ đợi" thỏa thuận hạt nhân Iran
12:57' - 07/05/2018
Các hợp đồng thương mại trị giá hàng tỷ USD, từ máy bay đến dầu mỏ, đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đang cân nhắc có nên rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã ký.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tin tưởng có thể giải quyết lo ngại của Tổng thống Mỹ về thỏa thuận hạt nhân Iran
07:53' - 07/05/2018
Ngày 6/5, Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch cho biết Anh tin tưởng có thể giải quyết kịp thời mối lo ngại của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận hạt nhân Iran nhằm ngăn cản Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ trước giờ G: Lựa chọn nào cho các đối tác?
16:00' - 07/07/2025
Ông Trump sẽ bắt đầu gửi thư thông báo mức thuế quan và thỏa thuận thương mại tới các quốc gia khác vào 12h trưa 7/7 (tức 23h cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Thế giới
UAE bác tin cấp thị thực vàng cho nhà đầu tư tiền kỹ thuật số
13:28' - 07/07/2025
UAE vừa ra tuyên bố chung bác bỏ thông tin lan truyền trên không gian mạng về việc cấp thị thực vàng cho các nhà đầu tư tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đề nghị Mỹ miễn phí nhập cảng đối với tàu chở ô tô
12:26' - 07/07/2025
Hàn Quốc đã gửi văn bản cho Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ về phí nhập cảng với tàu chở ô tô được đóng tại nước ngoài, nhằm ngăn chặn sự thống trị của ngành đóng tàu và vận tải biển Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo các nước BRICS kêu gọi cải cách các thể chế toàn cầu
12:12' - 07/07/2025
Tuyên bố chung cảnh báo việc tăng thuế quan sẽ đe dọa đến thương mại toàn cầu, ám chỉ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump công kích đảng mới của tỷ phú Elon Musk
12:11' - 07/07/2025
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc đồng minh cũ của mình là ông Elon Musk đứng ra thành lập một đảng chính trị mới.