Phát triển cơ sở hạ tầng, vai trò then chốt với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong (Mê Công) mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10), chiều 30/3, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh GMS, một sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị Thượng đỉnh GMS6 đã có phiên thảo luận chuyên đề: “Phát triển cơ sở hạ tầng và Tài chính cho cơ sở hạ tầng”.
Phát triển hạ tầng giao thông phù hợp Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS.Ở Việt Nam với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua, Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng; khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh…
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hiện toàn quốc mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai thác (tính đến 2016).
Hệ thống đường sắt chủ yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp. Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Theo đó, từ nay đến 2020, sẽ hoàn thành thi công 654 km/ khoảng 1.300 km đường cao tốc Bắc – Nam theo hình thức hợp tác công –tư (PPP), trong đó Nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư.Cùng với đó, Việt Nam nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường bộ, đường sắt tốc độ cao, đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mekong mở rộng và đường sắt xuyên Á; xây dựng hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại; tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội và vành đai 2, vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, những nhóm giải pháp chính được đưa ra nhằm cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế. Thúc đẩy hợp tác khu vực Tại phiên thảo luận, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio đã chia sẻ về nguồn kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã có sáng kiến về thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng cũng như các nỗ lực khác nhằm cải thiện tính kết nối ở khu vực sông Mekong. Theo Đại sứ Umeda Kunio, khuôn khổ hợp tác giữa khu vực Mekong và Nhật Bản được thiết lập từ Cuộc họp Thượng đỉnh Mekong-Nhật Bản năm 2009.Với tư cách là đối tác của khu vực Mekong, Nhật Bản đã cung cấp, hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy đầu tư và thương mại. Những nỗ lực này đã được hiện thực hóa thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Đại sứ Umeda Kunio cho rằng, cơ sở hạ tầng thiếu chất lượng sẽ không chỉ làm hạn chế phát triển bền vững mà còn có thể trở thành điểm nghẽn tăng trưởng. Ngược lại, cơ sở hạ tầng chất lượng cao bao gồm những chuẩn mực cao, chi phí môi trường thấp sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế, sức bền trong suốt dòng đời của cơ sở hạ tầng; tạo ra việc làm, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ cũng như hiểu biết về phương thức cho các cộng đồng địa phương.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng chất lượng cao cũng giải quyết ảnh hưởng về xã hội cũng như môi trường. Cơ sở hạ tầng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương trong đó tính đến hiệu quả về tài chính của các nước được tiếp nhận, thúc đẩy, huy động nguồn lực hiệu quả cũng như tính mở cửa và minh bạch.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh, sự hỗ trợ của Nhật Bản không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cứng như đường cao tốc, cầu, cống. Đại sứ cho rằng, điều quan trọng là phải thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để duy trì các hệ thống này, phát triển các khu vực dọc hành lang kinh tế, tạo ra phát triển bền vững.Đại sứ tin tưởng, việc tạo ra sự kết nối năng động như vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khu vực Mekong. Nhật Bản cảm kết sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các quốc gia sông Mekong, nỗ lực tạo ra động lực mới để thúc đẩy hợp tác khu vực.
Các đại biểu dự Phiên thảo luận nhất trí cho rằng, phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trước nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước GMS, việc xác định giải pháp khả thi để tạo nguồn vốn cơ sở hạ tầng là rất cấp bách. Một số đại biểu đã nêu ý kiến về vai trò của Chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng; việc khai thác hiệu quả tối đã tài sản công đối với mỗi quốc gia; cơ chế tài chính khả thi cho các dự án hạ tầng; đổi mới đối tác công tư để phát triển cơ sở hạ tầng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị GMS 6 - CLV 10: Kết nối để cạnh tranh mạnh mẽ hơn
14:24' - 30/03/2018
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi nhận một số ý kiến của đại biểu và các doanh nghiệp tham gia phiên họp mở của Hội đồng Kinh doanh GMS thuộc Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp khu vực GMS chia sẻ tầm nhìn phát triển, cơ hội kết nối trong tương lai
14:02' - 30/03/2018
Ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu tập trung thảo luận về hội nhập kinh tế GMS, thách thức và động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong GMS, quan điểm của phụ nữ khởi nghiệp,...
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS: Kết nối để phát triển
11:26' - 30/03/2018
Đây cũng là dịp để lãnh đạo các nước GMS, các tổ chức quốc tế và khu vực, các đối tác phát triển, giới doanh nghiệp và học giả chia sẻ quan điểm về các vấn đề phát triển then chốt của khu vực GMS...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...