Phó Thủ tướng: TKV cần tập trung vào hai nhiệm vụ để đảm bảo an ninh năng lượng
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngày 11/1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu TKV cần tập trung vào hai nhiệm vụ là khai thác và kinh doanh than để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đồng thời, TKV cần trở thành nhà xuất nhập khẩu có uy tín theo cơ chế thị trường để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm và bảo vệ môi trường nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
TKV cũng phải là doanh nghiệp Nhà nước chủ lực trong việc đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế. TKV không chỉ là sản xuất mà còn phải xuất khẩu than để đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm; đảm bảo nhiên liệu và vận hành cho các nhà máy sử dụng nhiên liệu than.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay, nhu cầu năng lượng điện ngày càng gia tăng. Cơ cấu các nhà máy điện sử dụng than chiếm 34% trong số các nhà máy điện.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, cơ cấu nhà máy điện sử dụng than sẽ ngày càng tăng, bởi nhà máy thủy điện không tăng, năng lượng tái tạo giá thành cao nhưng phát triển còn chậm, trong khi đó nhiệt điện than hiện đang có vai trò rất lớn.
“Năm nay, cân đối than cho nhu cầu trong nước còn đủ nhưng đến năm 2020, chúng ta phải nhập 20 triệu tấn than; năm 2025 sẽ nhập 50 triệu tấn và đến năm 2030, theo kế hoạch sẽ phải nhập khoảng từ 80-100 triệu tấn than. Đây sẽ là thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành nhiên liệu nói riêng.
Vì vậy, TKV cần phải chủ động trong khai thác, trong nhập khẩu than để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước.”
Cùng đó, TKV cần phải nâng cao chất lượng công tác thăm dò tài nguyên, khoáng sản là than và các tài nguyên khoáng sản khác làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, lập các dự án kế hoạch đầu tư khai thác.
Điều này khắc phục tình trạng khai thác tài nguyên tự phát, khai thác phong trào làm cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu TKV phải nâng chất lượng các dự án đầu tư bởi vì, thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư ở một số ngành, lĩnh vực chất lượng thấp dẫn đến thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành khai thác kém hiệu quả, thậm chí dự án thua lỗ, phá sản.
Ngành than cũng cần có giải pháp bảo vệ môi trường; chú ý phục hồi môi trường sau khai thác; chống ô nhiễm môi trường trong khai thác và vận chuyển và sử dụng tài nguyên.
TKV cần tập trung tái cấu trúc tập đoàn, rà soát lại các lĩnh vực, các sản phẩm chủ lực để lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn đầu tư. Đồng thời, sắp xếp lại tổ chức bộ máy hợp lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn trong lao động.
Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Thanh Hải, mục tiêu sản xuất của TKV năm 2017 là 36 triệu tấn than, tăng 1,5 triệu tấn so với năm 2016; tiêu thụ 36 triệu tấn than (trong điều hành đang triển khai phấn đấu ở mức cao hơn); trong đó, trong nước tiêu thụ 34,5 triệu tấn, xuất khẩu 1,5 triệu tấn. Tổng doanh thu của toàn Tập đoàn là gần 107 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2016.
Nhận định về những khó khăn và thuận lợi của TKV tỏng năm 2017, ông Hải cho hay, Chính phủ đã cho phép xuất khẩu than cả giai đoạn 2017-2020 giúp ngành than chủ động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả. Nhu cầu than trong nước (đặc biệt là than cho sản xuất điện) tăng, giá than cho điện đã được điều chỉnh theo giá thị trường.
Tuy nhiên, do ngày càng khai thác xuống sâu, áp lực mỏ lớn, khí và nước nhiều; các chi phí về thăm dò, thoát nước, thông gió, an toàn vệ sinh lao động, môi trường tăng cao, cung độ vận chuyển tăng, hệ số đất tăng làm cho giá thành tăng cao.
Trong điều kiện kinh tế suy giảm, ngành than, khoáng sản trên thế giới gặp nhiều khó khăn, giá bán phục hồi nhưng chưa ổn định, các loại thuế, phí tăng cao (cao hơn khoảng 10% so với các nước trong khu vực). Tuy nộp ngân sách tăng nhưng làm cho lợi nhuận ngành than những năm gần đây giảm mạnh, trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác than theo Quy hoạch là rất lớn, thu nhập cho thợ lò vì thế cũng chậm được cải thiện.
Để đạt được mục tiêu năm 2017, Tập đoàn sẽ điều hành sản xuất theo nhu cầu thị trường, đầu tư hợp lý phát triển bền vững các ngành nghề than, khoáng sản, điện lực và các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phù hợp.
Tập đoàn tiếp tục hoàn thiện tái cơ cấu, trọng tâm là tái cơ cấu kỹ thuật-đổi mới công nghệ, hoàn thiện tổ chức, cơ chế quản lý, tinh giản lao động để tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đảm bảo tăng trưởng hợp lý, hiệu quả, bền vững; đồng thời cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động đặc biệt là đội ngũ thợ lò./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo lên kế hoạch cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện
07:00' - 11/01/2017
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện tính toán nhu cầu than cần thiết cho sản xuất để có kế hoạch bảo đảm đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động.
-
Chuyển động DN
TKV cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất than
14:45' - 31/12/2016
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, với mục tiêu “An toàn - Đổi mới - Phát triển”, đổi mới là vấn đề trọng tâm, cốt lõi, an toàn lao động là hàng đầu của Tập đoàn.
-
Chuyển động DN
TKV đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chủng loại than
11:39' - 15/12/2016
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến, kết thúc năm 2016, sản lượng tiêu thụ than của Tập đoàn cơ bản đạt theo kế hoạch đã đề ra là 35 triệu tấn than.
-
Chứng khoán
680 triệu cổ phiếu Tổng công ty Điện lực TKV - CTCP giao dịch trên UPCoM
17:08' - 12/12/2016
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.000 đồng/cổ phiếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.