Quảng Ngãi phát triển cảng nước sâu Dung Quất
Hiện nay, Khu kinh tế Dung Quất có 8 bến cảng gồm 7 bến cảng đã đi vào hoạt động là 3 bến cảng tổng hợp gồm Hào Hưng, PTSC và Gemadept; 3 bến cảng chuyên dùng là Doosan và 2 cảng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, 1 bến cảng của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất để đóng và sửa chữa tàu biển và 1 cảng chuyên dùng đang triển khai xây dựng của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát.
Theo đó, các cảng tổng hợp có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 – 70.000 DWT. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tại Khu kinh tế Dung Quất hàng năm đạt trên 17 triệu tấn; trong đó, chủ yếu là hàng rời.
Các sản phẩm, nguyên vật liệu xuất nhập khẩu thông qua cảng biển ở Dung Quất như: dăm gỗ, dầu FO, đồ gia dụng, sản phẩm may mặc… và các sản phẩm đặc trưng của các cảng chuyên dụng để xuất đi sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Ấn Độ, Canada, Singapore…
Là cảng nước sâu nhưng hiện nay tại khu kinh tế Dung Quất dịch vụ logistics chưa phát triển mạnh, chỉ có Công ty cổ phần Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi (PTSC) làm dịch vụ về hồ sơ, thủ tục hải quan cho các đơn vị xuất nhập hàng hóa qua cảng Dung Quất và cũng chưa có kho, bãi ngoại quan.Thực tế, hiện nay các cảng biển ở Dung Quất chưa có tuyến container, do đó đây cũng là một áp lực cho các nhà quản lý.
Hiện các nhà đầu tư cũng mong muốn hình thành tuyến cảng biển vận chuyển container để giảm chi phí vận chuyển đối với các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp ở Quảng Ngãi.
Hiện nay, các mặt hàng xuất container phải vận chuyển ra Đà Nẵng hoặc một số cảng biển lân cận của miền Trung.
Theo các nhà đầu tư, khi khai thác tuyến container đòi hỏi lượng hàng phải đầy đủ mới phát huy đươc hiệu quả, hoặc có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Ông Đàm Minh Lễ, Phó Trưởng Ban Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, giai đoạn hiện nay, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất và hàng loạt các dự án xung quanh đang được triển khai rất mạnh.
Bên cạnh đó, khu VSIP lượng hàng hóa tăng lên rất nhanh, cùng với đó là một loạt các khu kinh tế trong khu vực cũng có lượng hàng hóa rất lớn. Số lượng hàng hóa qua cảng Dung Quất đã đủ để hình thành tuyến container.
Do đó, ban đang kêu gọi các doanh nghiệp quản lý cảng mở tuyến containner trong năm 2018 này.
Để cảng nước sâu Dung Quất trở thành một trong những lợi thế lớn để hình thành Khu kinh tế Dung Quất và trong định hướng phát triển của cảng biển Dung Quất, Ban quản lý đã tập trung tạo mọi điểu kiện để các cảng hoạt động, phát huy hiệu quả như tiến hành xây dựng kè chắn cát dài khoảng 500m để đáp ứng cho các dự án cảng biển ở Dung Quất khai thác hiệu quả.
Thực tế, ở Dung Quất, một số cảng cũng đang được các doanh nghiệp chú trọng khai thác và chuẩn bị đưa vào hoạt động như cảng Hào Hưng, cảng Hòa Phát Dung Quất.
Khi các cảng biển nước sâu Dung Quất được hình thành và đưa vào hoạt động, thì rõ ràng nơi đây đã thu hút được các doanh nghiệp về đầu tư công nghiệp nặng như Doosan, Hòa Phát Dung Quất,… và từ các doanh nghiệp nặng này sẽ lan tỏa ra các dự án công nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
Theo ông Đàm Minh Lễ, Phó Trưởng ban khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, thời gian tới, tình hình thu hút đầu tư đặc biệt là tình hình triển khai các dự án là hết sức thuận lợi và các nhà đầu tư vào triển khai rất nhanh.
Cụ thể như các dự án lớn như dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất, dự án FLC, tổ hợp điện khí… khi đi vào hoạt động, chắc chắn cảng Dung Quất sẽ quá tải trong thời gian không xa.
Do đó, dự kiến lượng hàng hóa chuyển qua cảng Dung Quất cần phải tính toán mở rộng để phục vụ cho các các nhà đầu tư. Việc đầu tư, kiện toàn các cảng biển ở Dung Quất hiện đang là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài ra, để phát triển cảng nước sâu Dung Quất, trong qui hoạch cảng biển Dung Quất đã tính đến việc liên kết vùng như Tây Nguyên, kết nối qua quốc lộ 24, kết nối xuyên Việt qua cửa khẩu Bờ Y để qua các nước Nam Lào, Bắc CampuChia, Thái Lan, Myanmar các khu vực này không có cảng biển.Do vậy, nếu cải thiện được chất lượng của tuyến quốc lộ 24 kết nối Kon Tum với Quảng Ngãi sẽ góp phần phát huy hiệu quả của cảng nước sâu Dung Quất.
Ông Đàm Minh Lễ, Phó Trưởng ban Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chi nhánh Cảng Tân Vũ đưa thêm 2 cần trục giàn tầm với 14 hàng container vào hoạt động
12:18' - 20/03/2018
Đây là loại cần trục giàn cầu tàu (QC) chuyên dùng xếp dỡ container, được sản xuất tại Cộng hòa liên bang Đức năm 2017, mới 100%.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh công bố điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn
11:00' - 17/03/2018
Cảng hàng không Vân Đồn sẽ là cảng hàng không quốc tế; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm có phương án khơi thông luồng lạch cảng cá Lạch Bạng
11:30' - 15/03/2018
Không những mắc cạn, không ít tàu khi vào cảng gặp sóng lớn, gió to làm đổi hướng, va vào đá ngầm bị gãy cánh quạt, hỏng máy… gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.
-
Kinh tế Việt Nam
Những hình ảnh đầu tiên về Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025
07:46'
Đúng 6h ngày 7/4, tại Khu di tịch lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng, các đại biểu khởi hành lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00' - 06/04/2025
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.