Sớm có phương án khơi thông luồng lạch cảng cá Lạch Bạng
Được Nhà nước đầu tư nâng cấp vào năm 2003, cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là địa điểm neo đậu tàu thuyền và trao đổi hàng hóa thủy hải sản lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Tuy nhiên, nếu như trước đây một năm cảng cá đón khoảng 800 tàu, thuyền thì hiện nay số lượng tàu cập cảng chỉ còn hơn 500 chiếc. Nguyên nhân được xác định do nhiều năm nay cửa ra vào luồng lạch bị bồi lắng nghiêm trọng khiến cho việc ra vào của tàu, thuyền gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu lớn bị mắc cạn thiệt hại hàng tỷ đồng.
Nạo vét, khơi thông luồng lạch đang là yêu cầu cấp thiết của ngư dân hai xã Hải Bình, Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia) và một số tỉnh lân cận có tàu thường xuyên neo đậu tại cảng cá này.
Đi dọc bờ biển xã Hải Bình (Tĩnh Gia) chúng tôi chứng kiến hàng trăm con tàu nằm “án binh bất động” trên bờ biển chờ con nước lên mới có thể vươn khơi. Trên cầu cảng Lạch Bạng những chiếc tàu hậu cần xếp thành hàng dài chen chúc nhau nằm im lìm vì không có sản phẩm để chuyển chở.Khu chợ hải sản nằm trên cầu cảng trước đây nhộn nhịp trao đổi, buôn bán thủy hải sản nay cũng vắng tanh vì thuyền không thể ra vào. Xa phía cửa lạch, tàu TH-91958-TS của ngư dân xã Hải Bình đang ì ạch tiến vào cập cảng, những luồng khói đen ngòm cùng tiếng gầm rú của động cơ không đủ để giải cứu con tàu khỏi bị mắc cạn.
Anh Cao Thanh Thuận, thuyền viên tàu TH-91958-TS cho biết, do cửa lạch bị bồi nên tàu bị gãy chân vịt, khó khăn lắm mới đưa được tàu cập cảng để chờ sửa chữa. Cứ tình trạng này thì các tàu công suất lớn cũng tìm các cảng lân cận để cập bến, không dám mạo hiểm vào Lạch Bạng để giao thương, buôn bán. Rất mong các cấp chính quyền sớm có phương án nạo vét, khơi thông luồng lạch, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi, bám biển. Theo ngư dân nơi đây, trung bình hàng năm có từ 5 đến 10 tàu bị mắc cạn, gây tốn kém về thời gian, nhân lực và tiền của do thời gian nằm chờ trục vớt, hư hao sản phẩm, tiền thuê người, phương tiện trục vớt. Có những tàu lớn, phải thuê tàu chuyên dụng cứu hộ từ Nghệ An ra giải cứu.Không những mắc cạn, không ít tàu khi vào cảng gặp sóng lớn, gió to làm đổi hướng, va vào đá ngầm bị gãy cánh quạt, hỏng máy… gây thiệt hại lớn về kinh tế. Chưa kể có hàng trăm con tàu phải nằm chờ con nước lên hàng tháng mới có thể vươn khơi. Việc các tàu không vào được đã làm sản lượng hải sản qua cảng giảm gây thiếu hụt nguyên liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và đời sống nhân dân trong vùng.
Là thủy thủ có thâm niên lái tàu hơn 20 năm nay, tuy nhiên gần 1 tháng nay, anh Nguyễn Văn Hùng, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) đành phải nằm nhà, bởi tàu của anh vẫn chưa thể vươn khơi do luồng lạch bị bồi lấp quá lớn. Từ tết Nguyên đán đến nay, có những ngày thủy triều lên cao, tuy nhiên theo kinh nghiệm đi biển, anh không dám mạo hiểm rời cảng vì sợ bị mắc cạn. Anh Hùng cho biết, mặc dù trực hàng tháng để vươn khơi, nhưng do cửa lạch có dải đá ngầm và lượng cát bồi lắng lớn nên việc ra vào cảng cũng phải đòi hỏi người thủy thủ có kinh nghiệm, thông thạo địa hình, am hiểu chi li luồng lạch. Thậm chí nhớ vị trí từng mỏm đá, đụn cát dưới đáy mới không sợ bị mắc cạn hay va phải đá ngầm. Theo ông Ngô Văn Chính, cán bộ địa chính xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia) thì trên địa bàn xã Xải Bình hiện có 150 tàu khai thác, đánh bắt thủy, hải sản và hơn 100 tàu hậu cần. Người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề khai thác, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Nhiều năm nay, cửa lạch bị bồi lắng nên sản lượng hải sản cập cảng giảm đi nhiều. Thu nhập bình quân của người dân hàng năm cũng giảm sút. Những năm trước các tàu công suất lớn của các tỉnh bạn thường xuyên ra vào cảng để buôn bán hàng hóa, tuy nhiên gần đây, số lượng tàu lớn vào cảng đã giảm đi nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề biển của địa phương. Địa phương rất mong các cơ quan cấp trên sớm có phương án nạo vét, khơi thông luồng lạch, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi, bám biển…. Ông Chính đề xuất. Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Xuân Châu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tĩnh Gia cho biết, trước thực trạng tàu thuyền ra vào khó khăn do cửa Lạch Bạng bị bồi lắng, Hội Doanh nghiệp huyện Tĩnh Gia đã có văn bản gửi UBND huyện xin chủ trương để Hội Doanh nghiệp huyện cùng với các chủ tàu xã Hải Thanh, Hải Bình được đóng góp kinh phí duy trì nạo vét thường xuyên luồng vào cửa Lạch Bạng. Sau khi xem xét đề nghị của Hội Doanh nghiệp huyện, căn cứ tình hình thực tế, để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào lạch trong việc cung cấp hàng hóa và tránh trú bão, giảm thiểu thiệt hại do mắc cạn khi ra vào cửa lạch, UBND huyện Tĩnh Gia đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh và các ngành liên quan sớm cho triển khai dự án nạo vét và thanh thải bãi đá ngầm tại luồng ra vào cảng cá và âu neo đậu tàu thuyền Lạch Bạng. Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào, huyện đề nghị cho xử lý nạo vét khẩn cấp đoạn tuyến đầu cửa lạch. Ngày 5/1/2018, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giao Sở Kế hoạch, Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tỉnh khảo sát để sớm có phương án nạo vét, khơi thông luồng lạch, nhằm khai thác và phát huy được thế mạnh và tiềm năng của địa phương…/.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 10 tỷ đồng để nạo vét khu neo đậu tránh trú bão tại cảng cá Lạch Hới
16:04' - 08/12/2017
UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định phê duyệt xây dựng công trình xử lý khẩn cấp nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới, thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Lạch Trường, Thanh Hóa
17:29' - 08/05/2017
Ngày 8/5, lực lượng chức năng xã Hoằng Lý (thành phố Thanh Hóa) đã mật phục truy bắt 4 tàu hút cát trái phép trên sông Lạch Trường, thuộc địa phận xã Hoằng Lý, trong đó bắt giữ tại chỗ được hai tàu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.