Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
Theo đó, tiếp thu đa số ý kiến đề nghị quy định về thẩm quyền của Bộ Công Thương theo hướng minh bạch, có cơ chế kiểm soát, giám sát; đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành có liên quan; xác định vai trò, vị trí, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương cho chính quyền địa phương, Điều 7 của dự thảo Luật Thiết kế theo hướng quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương chủ trì, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương.
Dự Luật quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương và làm rõ việc phân cấp cho chính quyền địa phương liên quan đến một số lĩnh vực như quy định về cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới (Điều 55), về phát triển ngoại thương (Chương VI).
Một số ý kiến đề nghị thẩm quyền tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa nông sản, sản phẩm chuyên ngành nên giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành, giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.Tiếp thu ý kiến này, trên cơ sở Điều 61 Luật Thú y quy định giao Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trong một số trường hợp; Điều 35 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật giao Chính phủ quy định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, chỉnh lý khoản 1 Điều 14 của dự thảo Luật về thẩm quyền áp dụng, quy định “trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác” nhằm bảo đảm sự thống nhất với Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Thú y.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành việc tiếp thu, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 14 của dự thảo Luật, theo hướng lấy ý kiến hoặc có ý kiến đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, quy định này đã thể hiện được sự phối hợp giữa các bộ quản lý ngành, nhưng quyết định và chịu trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Về quản lý hoạt động ngoại thương đối với các nước có chung đường biên giới, có ý kiến băn khoăn, dự thảo Luật có quản lý việc trao đổi hàng hóa trên biển (xăng dầu, hải sản, than…).Giải trình làm rõ vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu: Hoạt động trao đổi hàng hóa trên biển của cư dân khu vực biên giới (Kiên Giang, Quảng Ninh...) đã được thực hiện theo quy định hiện hành từ nhiều năm nay.
Trên cơ sở thực tiễn đó, quy định của dự thảo Luật về thương mại biên giới, hoạt động trao đổi hàng hóa trên biển chỉ được áp dụng đối với cư dân khu vực hai bên biên giới, không áp dụng đối với thương nhân. Thương nhân hoạt động thương mại biên giới thực hiện theo quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Trường hợp hoạt động trao đổi trên biển trực tiếp giữa các thương nhân mà không thông qua thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật là hoạt động buôn lậu và sẽ được xử lý theo quy định về chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Về phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại (Điều 108), có ý kiến đề nghị không quy định tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài trong dự thảo Luật; có ý kiến đề nghị cần thiết quy định về tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài trong dự thảo Luật, sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương của thương nhân và phù hợp với tinh thần Chính phủ kiến tạo, giúp tiết kiệm chi phí marketing, thời gian của doanh nghiệp và cung cấp thông tin chính thống cho doanh nghiệp; có ý kiến đề nghị quy định theo hướng Nhà nước đầu tư mở Văn phòng xúc tiến thương mại tại nước ngoài trong thời hạn nhất định, thu hồi vốn và tạo nguồn thu từ doanh nghiệp...Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ việc không quy định thành lập một tổ chức mới là tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài thuộc Bộ Công Thương tại dự thảo Luật phù hợp; đồng thời bổ sung một khoản mới (khoản 3 Điều 108) quy định Nhà nước khuyến khích các hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập, tham gia tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đảm bảo tính tương thích của dự thảo Luật với các luật khác. Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, cụ thể như tại Điều 73, 86, 88, 112, 113, 114.Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan chức năng tiếp tục tiếp thu, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp tới./.

Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo đột phá để ngành đường sắt phát triển
11:50' - 15/03/2017
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật đường sắt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật du lịch sửa đổi
21:06' - 14/03/2017
Ngày 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Du lịch (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
13:14' - 14/03/2017
Sáng 14/3, tại Nhà Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Phiên họp diễn ra đến ngày 21/3 với nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội đối với đầu tư công
17:28' - 13/03/2017
Ngày 13/3, Hội nghị hợp tác lần thứ VII giữa Quốc hội 4 nước thành viên nhóm CLMV đã được khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, với chủ đề "Kinh nghiệm giám sát, quản lý ngân sách Nhà nước và đầu tư công”.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 14/3 khai mạc Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
17:02' - 10/03/2017
Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ khai mạc sáng 14/3 và kết thúc ngày 22/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.