Sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào hoạt động
Ngày 17/1, tại Thái Bình, Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) do ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về tiến độ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và những vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực Tập đoàn quản lý.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã thông tin đến Đoàn công tác tình hình phát triển kinh tế -xã hội địa phương năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018; đề xuất một số kiến nghị liên quan đến lĩnh vực Tập đoàn quản lý. Về dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự án do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia làm chủ đầu tư có công suất 1.200 MW, khởi công ngày 1/3/2011. Dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào năm 2014 nhưng đến nay tiến độ rất chậm (mới đạt khoảng trên 81% khối lượng dự án).Việc chậm tiến độ trong thời gian dài của dự án đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Vì vậy, nếu tiếp tục kéo dài tiến độ thực hiện dự án sẽ gây tổn thất lớn cho nhà nước, địa phương và doanh nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề nghị Tập đoàn chỉ đạo điều động các nhân sự có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hỗ trợ nhà thầu; tập trung bố trí vốn để thực hiện dự án; thực hiện điều chỉnh dự án khu nhà ở cán bộ, công nhân vận hành và sửa chữa nhà máy.Đồng thời, tăng cường chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại của nhà máy, bảo đảm thời gian phát điện trong năm 2018 theo chỉ đạo củạ Thủ tướng Chính phủ.
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khi đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ từ 3-3,5 triệu tấn than/năm đồng thời sẽ xả ra khoảng trên 1 triệu tấn xỉ than và lượng tro bụi khá lớn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đề nghị Tập đoàn sớm có phương án cụ thể giải quyết lượng xỉ than và tro bụi của nhà máy khi đi vào hoạt động, bảo đảm đúng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra tỉnh Thái Bình đề xuất Tập đoàn xem xét, hỗ trợ kinh phí hoặc kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để nạo vét luồng lạch, cửa sông ven biển khu vực vùng dự án để tạo thuận lợi cho hoạt động giao thông đường thủy, phục vụ hoạt động của nhà máy. Tại buổi làm việc, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khẳng định, với quyết tâm cao Tập đoàn đang huy động các nguồn lực, tháo gỡ khó khăn liên quan đến vấn đề vốn, nhân lực, quyết tâm đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đến đích trong thời gian sớm nhất. Về những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, hiện Tập đoàn đang tập trung xử lý các vấn đề tài chính và điều động thêm nhân lực từ các đơn vị như PVPower, Vietso Petro…để tham gia giải quyết các phần công việc mà PVC đang gặp khó khăn. Về phương án xử lý tro xỉ, Tập đoàn đã có kế hoạch xử lý triệt để lượng tro xỉ thải phát sinh theo quy định của Bộ Xây dựng, đảm bảo an toàn sự vận hành của Nhà máy và sức khỏe, môi trường khu vực xung quanh. Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn trao đổi với tỉnh Thái Bình các vấn đề liên quan đến chương trình nạo vét luồng vào, nâng cao hiệu quả việc khai thác và sử dụng khí mỏ…./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Dồn tổng lực để về đích
14:15' - 22/11/2017
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà thầu đang huy động tổng lực để hoàn tất những công đoạn xây lắp cuối cùng của Dự án Nhà máy Nhiệt Thái Bình 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Dislay Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Dislay Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Những điểm mới trong Điều tra doanh nghiệp năm 2025
11:49'
Kết quả từ Điều tra doanh nghiệp sẽ là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển...
-
Kinh tế Việt Nam
Số liệu thống kê mới nhất về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam
09:58'
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu gần 19,6 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ (Mỹ), tăng 16.5% so với cùng kỳ năm trước.