Stratfor: Cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn kéo dài
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho rằng mặc dù Washington và Bắc Kinh có thể tìm được một vài điểm chung, song cả hai đều coi đây là cuộc chiến tranh giành ưu thế kinh tế trong thế kỷ 21. Đây sẽ là một cuộc chiến khốc liệt, gây ra những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.
Sự đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc là điều tất yếu kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Khi đó, Mỹ - nước có công không nhỏ trong việc kết nạp Trung Quốc - cho rằng việc đưa Trung Quốc vào WTO sẽ giúp làm tăng việc làm và xuất khẩu của nước Mỹ.
Và việc kết nạp Trung Quốc vào tổ chức này đã mở cửa một thị trường khổng lồ có hơn 1,25 tỷ dân. Mặc dù điều này đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế Mỹ, song nó cũng trở thành sai lầm chiến lược lớn nhất của Mỹ trong 30 năm qua.
Trên thực tế, trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc thường xuyên là một cường quốc kinh tế và quân sự nổi trội tại châu Á - Thái Bình Dương, và cách đây 200 năm đã chiếm 2/3 nền kinh tế toàn cầu.
Công nghiệp hóa và chủ nghĩa đế quốc tại châu Âu và Mỹ đã làm giảm thị phần đó của Trung Quốc cho tới khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình bắt đầu cuộc cải cách kinh tế và mở cửa vào năm 1978. Và thậm chí trước khi nước này khôi phục được vị thế nổi trội, họ đã đóng góp khoảng 5% cho nền kinh tế toàn cầu.
Việc trở thành thành viên của WTO có thể giúp Trung Quốc tiến nhanh hơn trên con đường trở lại với ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới, song nước này hoàn toàn có thể làm được điều đó bất luận có ở trong WTO hay không.
Đồng thời, những khả năng công nghệ của Trung Quốc đang nhanh chóng gia tăng. Mặc dù Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong nhiều công nghệ thương mại và quân sự, song Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách này với tốc độ khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hoảng sợ.Kế hoạch "Made in China 2025" của Bắc Kinh - nỗ lực rót các nguồn lực kinh tế khổng lồ cho đổi mới - đang khiến Washington đặc biệt lo ngại vì mục tiêu của kế hoạch này là vượt Mỹ trong những công nghệ tối tân như người máy và trí tuệ nhân tạo. Với công nghệ theo kịp ảnh hưởng kinh tế, Trung Quốc sẽ thực sự trở thành đối thủ đáng gờm đối với Mỹ.
Do đó, hoàn toàn không ngạc nhiên khi các chính sách công nghiệp và công nghệ của Trung Quốc trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi. Tổng thống Trump đã phê chuẩn kế hoạch áp thuế 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu trị giá gần 50 tỷ USD từ Trung Quốc, có thể có hiệu lực vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.Trung Quốc đã phản ứng tương tự, tuyên bố áp thuế 2% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ cũng trị giá gần 50 tỷ USD. Lẽ ra cuộc tranh cãi thương mại dừng lại ở đây song ông Trump lại phản ứng trước đòn trả đũa của Bắc Kinh bằng cách chỉ đạo cho Đại diện thương mại Mỹ xem xét áp đặt thuế quan 25% đối với số hàng hóa bổ sung của Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cuối tháng này sẽ công bố những biện pháp mới hạn chế Trung Quốc đầu tư và mua lại trong các lĩnh vực chiến lược của Mỹ như công nghệ. Ngoài ra, Mỹ đang trấn áp các công ty công nghệ của Trung Quốc và xem xét giảm cấp thị thực cho sinh viên, nghiên cứu sinh và học giả Trung Quốc.
Chiến lược của Washington là gây áp lực đối với Bắc Kinh càng mạnh càng tốt trước khi bước vào đàm phán, với hy vọng Trung Quốc sẽ có một số nhượng bộ. Theo danh sách những yêu cầu mà chính quyền Trump đưa ra cho Bắc Kinh, Mỹ đang theo đuổi hai mục tiêu chính: giảm thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc và giảm bớt hàng rào thuế quan của Trung Quốc đối với Mỹ.Đối với Trung Quốc, những lợi ích mâu thuẫn nhau sẽ làm phức tạp thêm chiến lược của Mỹ. Nước này muốn tránh một cuộc chiến tranh thương mại và muốn làm dịu căng thẳng với Mỹ, vì leo thang chiến tranh thương mại hầu như không có lợi cho họ. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể gây nguy hiểm cho vị thế của mình trên thế giới bằng cách nhượng bộ Mỹ.Bắc Kinh không muốn lặp lại sai lầm của Chính phủ Nhật Bản trong đàm phán với Washington hồi thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, khi Tokyo thay đổi chính sách kinh tế để phù hợp với Mỹ. Hơn nữa, Trung Quốc cho rằng họ có sức nặng kinh tế ngang ngửa với Mỹ nếu như buộc phải "so găng".
Nếu như Tổng thống Trump quyết định tiến hành đợt thuế quan thứ hai, Trung Quốc sẽ rơi vào thế khó để đưa ra quyết định. Nước này có thể cũng đưa ra những lời đe dọa thuế quan tương tự, song như vậy là áp thuế lên mọi thứ mà nước này nhập từ Mỹ (mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa của Mỹ chưa tới 150 tỷ USD).
Theo ước tính của các nhà kinh tế, vòng áp thuế quan đầu tiên sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ giảm 1%. Do đó, Bắc Kinh không chắc sẽ có nhượng bộ trong những vấn đề kinh tế cốt lõi nếu như trước hết không nhận được sự đảm bảo rằng đổi lại, Washington sẽ làm dịu áp lực đối với họ.
Tuy nhiên, với chính quyền Mỹ hiện nay, Chính phủ Trung Quốc sẽ khó lòng nhận được sự đảm bảo như vậy.Mối nguy hiểm ở đây là Washington sẽ áp thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Do đó, có thể Trung Quốc sẽ tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán. Như vậy họ có thể có thêm thời gian, thể hiện thiện chí thảo luận về những quan ngại của Washington với hy vọng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ đem lại một chính quyền "biết điều" hơn với Trung Quốc.
Trong quá khứ, hiếm có Tổng thống Mỹ nào xử lý vấn đề thâm hụt thương mại theo cách mà ông Trump đang làm, và những chính sách của Mỹ hiện nay có thể bị bãi bỏ một khi có chính quyền mới. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh kinh tế ngấm ngầm giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn kéo dài. Cuộc tranh chấp thương mại hiện nay mới chỉ là vòng một của cuộc chiến kinh tế dự kiến kéo dài nhiều năm, nếu không nói là hàng thập niên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung bắt đầu vòng đàm phán thứ hai về thương mại
14:00' - 17/05/2018
Ngày 16/5, Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán thứ hai về thương mại nhằm tìm kiếm giải pháp cho những bất đồng trong quan hệ thương mại gây căng thẳng giữa hai nước trong thời gian qua.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản xem xét các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
11:09' - 17/05/2018
Nhật Bản đang cân nhắc áp thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ có tổng trị giá 409 triệu USD nhằm đáp trả việc Washington gần đây tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ kỳ vọng vào nỗ lực hòa giải của các nhà đàm phán thương mại Mỹ-Trung
18:28' - 16/05/2018
Các doanh nghiệp Mỹ đang tìm cách tránh khỏi những tác động bởi biểu thuế mới mà Tổng thống Donald Trump dọa sẽ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc các biện pháp thay thế trừng phạt đối với Tập đoàn ZTE của Trung Quốc
10:08' - 15/05/2018
Mỹ sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp thay thế cho các biện pháp trừng phạt hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.