Theo dòng thời sự: Đừng chờ “nước đến chân mới nhảy”
Hội nghị mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) được tổ chức vào tháng 4 hàng năm tại thủ đô Washington, Mỹ, nhằm thảo luận các vấn đề toàn cầu, bao gồm triển vọng kinh tế thế giới, tình hình ổn định tài chính toàn cầu, xóa đói giảm nghèo, việc làm và tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường....
Tuy nhiên, Hội nghị Mùa xuân năm nay, diễn ra từ ngày 16-24/4, được dự đoán sẽ bị chi phối bởi một chủ đề nổi bật nhất là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác, đặc biệt là Trung Quốc, đang có xu hướng leo thang, đe dọa dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện.
Năm 2018 đánh dấu mốc tròn 10 năm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nền kinh tế thế giới hiện đang có những tiến bộ tích cực và được dự đoán sẽ tiếp tục đà phục hồi trong 2 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, sự phục hồi "chập chững" này có thể bị đảo ngược bởi những hàng rào thuế quan mà một số quốc gia đang dựng lên để trả đũa lẫn nhau. Châm ngòi cho làn sóng nguy hiểm này lại là Mỹ - một trong những thành viên đóng góp tài chính lớn nhất cho IMF.
Với chương trình nghị sự kinh tế theo chủ nghĩa dân túy, chính quyền Mỹ đã cam kết chấm dứt các chính sách thương mại phổ biến đã được thực thi trong hàng thập niên bằng việc đàm phán lại hoặc xóa bỏ các thỏa thuận thương mại, áp đặt thuế quan và hướng về các thoả thuận thương mại song phương.
Bước sang năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy mạnh mẽ chương trình nghị sự dân túy của mình, với một loạt quyết sách làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác trên thế giới. Ngày 23/3 vừa qua, Mỹ bắt đầu áp mức thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% với mặt hàng nhôm nhập khẩu, với lý do bảo vệ “an ninh quốc gia”.
Dù sau đó, ông Trump tuyên bố cho phép Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia khác hưởng miễn thuế tạm thời trong 40 ngày đối với các mặt hàng thép và nhôm, song EU vẫn rất phẫn nộ.
Các lãnh đạo châu Âu cảnh báo ông chủ Nhà Trắng rằng sẽ có các biện pháp trả đũa nếu Nhà Trắng tiếp tục tạo ra những rào cản vào tháng 5 tới khi thời gian miễn thuế kết thúc. Một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện giữa hai bờ Đại Tây Dương có nguy cơ xảy ra trong tương lai gần.
“Bóng ma” chiến tranh thương mại càng cận kề sau làn sóng trả đũa căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc. Ngày 3/4, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu trị giá khoảng 50 tỷ USD từ Trung Quốc có thể bị áp thuế bổ sung do Washinton cho rằng Bắc Kinh có các hoạt động thương mại “không công bằng", như "cưỡng ép" các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ.
Đáp lại, Trung Quốc ngày 4/4 đã công bố danh sách 106 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ chịu mức thuế bổ sung 25% cũng với tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD , trong đó có đậu tương, xe ôtô và hóa phẩm. Căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang khi Tổng thống Trump sau đó yêu cầu Bộ Thương mại nước này xem xét đánh thuế lên số hàng hóa trị giá 100 tỷ USD nhập từ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại việc hai nước trả đũa lẫn nhau theo kiểu "ăn miếng trả miếng" có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại thực sự với quy mô và thiệt hại khó có thể kiểm soát, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Những căng thẳng nêu trên làm gợi nhớ tới các cuộc chiến bảo hộ thương mại những năm 1930 của thế kỷ 20. Khi đó các quốc gia công nghiệp phát triển sử dụng hàng rào thuế quan và các công cụ khác để ngăn chặn hoặc giảm lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác. Và đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Cuộc chiến bảo hộ này đã kết thúc khi Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác như IMF, WB hay Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) ra đời và đóng vai trò giữ ổn định nền kinh tế và thị trường toàn cầu.
Một thế giới mới, nơi các hệ tư tưởng, các nền văn hóa khác nhau cùng tồn tại, xuất hiện. Đó cũng là mục tiêu của các nước thành viên tham gia các hiệp ước quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguyên tắc “công bằng” và “công nhận, tôn trọng lẫn nhau” trở thành giá trị phổ quát.
Khi quá trình toàn cầu hóa trở nên phổ biến, khi các hàng rào về kinh tế, kỹ thuật và hệ tư tưởng ngăn cách các quốc gia với nhau sụp đổ, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều này cũng đã khiến cho sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội, hay khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, bị nới rộng hơn.
Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến các nước trên thế giới đang chuyển dần sang khuynh hướng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa biệt lập. Cử tri Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tỷ phú bất động sản Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ nhờ khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên”. Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đòi đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)...
Tất cả những động thái này được tuyên truyền là nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế nội địa, lấy lại việc làm cho người dân trong nước và giải quyết tình trạng thâm hụt mậu dịch.
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, các dây chuyển sản xuất, dây chuyền cung ứng hàng hóa có sự liên quan chặt chẽ với nhau, không có nền kinh tế nào có thể một mình tăng trưởng, miễn nhiễm trước những cơn gió ngược từ bên ngoài. Và những biện pháp bảo hộ mậu dịch nhiều nguy cơ sẽ gây phản tác dụng, thay vì đem lại sự thịnh vượng kinh tế như những người chủ xướng chúng kỳ vọng.
Tuần qua, trong bài phát biểu tại Hong Kong (Trung Quốc) trước thềm cuộc họp mùa Xuân lần này, Tổng Giám đốc IMF Chritine Lagarde đã cảnh báo rằng "hệ thống mậu dịch mở cửa dựa trên các quy định và chia sẻ trách nhiệm đang có nguy cơ tan rã".
Bà hối thúc chính phủ các nước "cần tránh xa chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức", nhấn mạnh hệ thống thương mại đa phương đã khiến thế giới thay đổi hoàn toàn khi giúp giảm một nửa tỷ lệ dân số toàn cầu sống trong nghèo đói.
Người đứng đầu IMF nhấn mạnh lịch sử cho thấy các biện pháp hạn chế nhập khẩu làm tổn thương tới tất cả mọi người, đặc biệt là những người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn. Các biện pháp này không chỉ khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ và sự lựa chọn bị hạn chế, mà còn ngăn cản thương mại đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy năng suất và phân bổ các công nghệ mới.
Theo bà Lagarde, cách tốt nhất để giải quyết bất bình đẳng thương mại là sử dụng các công cụ tài chính hoặc cải cách cơ cấu. Chính phủ các nước cần nỗ lực "cắt giảm các hàng rào thương mại và giải quyết bất đồng mà không cần viện đến các biện pháp đặc biệt", cũng như trực tiếp hỗ trợ các nước đang đối mặt với những biến động, có thể từ thương mại hay công nghệ mới, bằng cách tăng cường đầu tư giáo dục và đào tạo.
Hội nghị mùa Xuân 2017 đã kết thúc với thông cáo chung cảnh báo về những nguy cơ do những biến đổi địa chính trị đối với kinh tế toàn cầu, cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ, hạn chế các chính sách tập trung hướng nội để duy trì đà tăng trưởng chung. Một năm trôi qua, những xu hướng chủ nghĩa bảo hộ không những chưa được đẩy lùi mà còn gia tăng một cách đáng báo động.Dư luận đang kỳ vọng rằng tại Hội nghị Mùa xuân 2018, các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu có thể tìm được tiếng nói chung, hiện thực hóa những cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ. Điều quan trọng bây giờ, như lời Tổng Giám đốc IMF, là các quốc gia phải hành động ngay lập tức để cứu hệ thống thương mại toàn cầu trước khi quá muộn./.
>>>Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, kinh tế Mỹ có thể gặp khó
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ hủy hoại thành quả tăng trưởng thương mại toàn cầu
19:29' - 12/04/2018
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo tăng trưởng thương mại sẽ bị hủy hoại nếu các chính phủ thực thi các biện pháp bảo hộ thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo chính sách bảo hộ thương mại đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu
14:09' - 11/04/2018
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã cảnh báo chính phủ các nước cần ngăn chặn các chính sách bảo hộ thương mại làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ "làm nản lòng" doanh nghiệp Đức
13:25' - 05/04/2018
Các doanh nghiệp của Đức hiện không còn hứng thú với việc đầu tư vào Mỹ do Washington áp dụng ngày càng nhiều chính sách bảo hộ thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.