Thị trường nông nghiệp châu Âu có nguy cơ chao đảo vì Brexit
Trong một báo cáo sơ bộ gồm 156 trang do Công đoàn nông nghiệp châu Âu (Copa-Cogeca) thực hiện, tổ chức này đã cảnh báo về viễn cảnh không mấy sáng sủa của thị trường các sản phẩm nông nghiệp sau khi nước Anh thông báo chính thức rời khỏi EU. EU 27 từ lâu vẫn là một trong những nhà cung cấp chính cho nước Anh, vốn được coi là nhà nhập khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến của EU sang Anh đạt 45 tỷ euro. Theo thứ tự doanh thu xuất khẩu từ châu Âu sang Anh thì rau, hoa quả, thịt gia súc, sữa và rượu vang sẽ là những mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Công đoàn ngành nông nghiệp mong muốn Ủy ban châu Âu đưa vào chương trình ngân sách 2019-2020 những công cụ quản lý khủng hoảng phù hợp như đã từng được áp dụng cho các cuộc khủng hoảng trước đây, như trợ giúp nông dân dự trữ hàng hóa với ưu tiên cho các sản phẩm sữa và thịt lợn hoặc một quỹ hoạt động cho các sản phẩm hoa quả và rau.
Sự ra đi của Anh khỏi thị trường chung cũng sẽ gây tác động nghiêm trọng đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm pho-mát và rượu vang của châu Âu. Trong EU, năm nước đặc biệt nhạy cảm với vấn đề nông nghiệp so với phần còn lại của EU là Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và CH Ireland.
Cộng hòa Ireland hiện xuất khẩu hơn 1/3 các sản phẩm của ngành chế biến thực phẩm sang thị trường Anh (37% năm 2016), trong đó một nửa là thịt bò và hơn 1/3 là các sản phẩm làm từ sữa. Một vài mặt hàng của Ireland gần như hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu như 80% sản lượng pho mát Cheddar của Ireland dành cho xuất sang Anh và 90% sản phẩm nấm được tiêu thụ tại Anh.
Trong báo cáo về các tác động của Brexit, Chính phủ Ireland đánh giá rằng những ảnh hưởng về kinh tế không chỉ xuất hiện sau khi Anh thực sự rút khỏi EU, mà lĩnh vực nông nghiệp của nước này hiện đã phải chịu đựng những hệ quả đầu tiên do sự giảm giá của đồng bảng Anh.
Với việc đồng tiền của nước Anh yếu đi, giá trị xuất khẩu thực phẩm và đồ uống của Ireland sang thị trường Anh đã giảm 500 triệu euro trong năm 2016. Hơn nữa, khi thị trường Anh trở nên khó tiếp cận hơn sau Brexit, Ireland sẽ phải tìm các thị trường khác, và điều này có thể gây ra tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng cho một thị trường vốn đã rất mong manh, ví dụ như trường hợp sản phẩm thịt bò.
Đối với các nước EU khác đang là những nhà xuất khẩu ròng về sản phẩm nông nghiệp như Đức, Pháp hay Tây Ban Nha, nỗi lo về tình trạng khó tiếp cận thị trường Anh sau khi nước này rời EU cũng đang trở thành một vấn đề không dễ giải quyết.
Trên một khía cạnh khác, bản chất quan hệ tương lai giữa EU và Anh hiện vẫn còn chưa rõ sẽ ra sao. Trong khi đó, nông nghiệp vốn là một trong số những hồ sơ nhạy cảm nhất trong đàm phán về một hiệp định tự do thương mại giữa hai bên.
Triển vọng về một Brexit “cứng” như Thủ tướng Anh Theresa May đã để ngỏ đồng nghĩa với sự rút lui của nước Anh khỏi liên minh hải quan, mà điều này xảy ra sẽ kéo theo khả năng làm tăng giá cả của hầu hết các loại hàng hóa.
Bên cạnh đó, việc nước Anh rút lui khỏi EU cũng sẽ kéo theo sự sụt giảm đóng góp đáng kể cho ngân sách châu Âu. Một tính toán sơ bộ cho biết chỉ riêng việc Anh ngừng đóng góp cho Chính sách nông nghiệp chung (PAC) cũng sẽ gây ra khoản thiếu hụt tới 3 tỷ euro cho ngân sách EU.
Theo chuyên gia người Ireland về chính sách nông nghiệp châu Âu Alan Matthews, về cơ bản quá trình mặc cả trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp phía Anh giành được quyền chủ động trong đàm phán với EU về Brexit, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc toàn bộ ngành nông nghiệp của nước này có thể yên tâm.
Báo cáo của Copa-Cogeca cho biết các nhà cung cấp sản phẩm rượu whisky Scotland hay thịt cừu của Anh cũng đang hết sức lo ngại về nguy cơ xảy ra rối loạn trong trao đổi thương mại sau khi họ rời EU. Tổ chức này cũng dẫn số liệu thống kê cho thấy thị trường EU hiện mang lại cho nền kinh tế Anh số tiền xấp xỉ 11 tỷ bảng mỗi năm từ những sản phẩm trên.
- Từ khóa :
- eu
- nông nghiệp châu âu
- anh
- liên minh châu âu
- brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: EU thể hiện sự cứng rắn trước Trung tâm tài chính London
08:09' - 14/06/2017
ngày 13/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một số quy định mới có thể dẫn đến việc dịch chuyển về lục địa châu Âu một phần các hoạt động của Trung tâm tài chính London hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh chịu sức ép thay đổi đường lối đàm phán với EU
17:40' - 13/06/2017
Thủ tướng Anh Theresa May cần bắt đầu hợp tác với giới doanh nghiệp và các đảng khác về vấn đề Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit, nếu chính phủ của bà muốn tồn tại.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai Brexit và đồng bảng Anh sau một cuộc bầu cử sớm
07:34' - 10/06/2017
Khả năng cuộc đàm phán Anh rời Liên minh châu Âu (EU), có thể không diễn ra vào ngày 19/6 như kế hoạch đã định vì đảng Bảo Thủ của Thủ tướng May không đủ phiếu tự thành lập chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit : Nhiều hãng bảo hiểm lớn chọn Bỉ và Luxembourg để đặt trụ sở mới
07:54' - 07/06/2017
Nhiều hãng bảo hiểm lớn đã chọn Bỉ và Luxembourg làm địa điểm để đặt trụ sở mới sau khi Anh rời EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.