Thủ tướng: Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới
Sáng 31/7, Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2 - năm 2017 với sự góp mặt của gần 1.000 doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: "Từ Nghị quyết Trung ương 5 đến Chương trình hành động của Khu vực tư nhân Việt Nam”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và một số thành viên Chính phủ đã tham dự và đối thoại tại Diễn dàn.
Sau thành công từ lần đầu tiên, VPSF lần thứ 2 tập trung bàn thảo và đối thoại giữa Chính phủ và khu vực tư nhân với ba ngành mũi nhọn của nền kinh tế là: nông nghiệp, du lịch và kinh tế số.
VPSF là sáng kiến của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Sáng kiến phát triển khu vực tư nhân tiểu vùng Mekong MBI (do Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB và Chính phủ Australia thiết lập).
VPSF được kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối giữa Chính phủ và các cơ quan công quyền với khu vực tư nhân để tham vấn, đối thoại chính sách công - tư liên tục và chặt chẽ, trên cơ sở tập hợp và phản ánh những tiếng nói từ cơ sở, vì mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
Niềm tin được củng cố
Một sự kiện thu hút sự chú ý tại Diễn đàn VPSF 2017 là việc công bố Bộ chỉ số khảo sát niềm tin doanh nhân. Đây là kết quả cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 6 theo từng ngành, lĩnh vực.
Phát biểu mở đầu Diễn đàn, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam Bùi Văn Quân cho rằng, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành một Nghị quyết dành riêng đầu tiên về phát triển kinh tế tư nhân, khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển đất nước là sự ghi nhận, cổ vũ, động viên vô cùng to lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Eric Sidgwick nhìn nhận, sự hiện diện của Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tại Diễn đàn năm nay thể hiện sự coi trọng khu vực tư nhân cũng như cam kết của Chính phủ đối với sự phát triển của khu vực tư nhân, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp tư nhân. ADB cam kết hợp tác với khu vực tư nhân và Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ PPP, hỗ trợ kinh tế tư nhân thông qua đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng, nâng cao hệ thống tài chính, thúc đẩy khởi nghiệp…
Năm 2016 đánh dấu một bước nhảy vọt đối với sự phát triển của khối kinh tế tư nhân với 110.000 doanh nghiệp được thành lập mới.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 7 tháng đầu năm 2017, cả nước có thêm 72.953 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 690.738 tỷ đồng, tăng 13,8% về số doanh nghiệp và 39% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2016.
Nếu tính từ năm 2010 trở lại đây, đóng góp của khu vực này trong GDP đều ở mức trên 43%. Tỉ lệ này ở khu vực kinh tế nhà nước là khoảng 28,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 18%.
Chính phủ phục vụ doanh nghiệp
Mở đầu cho phiên thảo luận, Ban Tổ chức đã thực hiện ngay cuộc thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp tư nhân có mặt tại hội trường với câu hỏi là trong các thông điệp của Chính phủ, doanh nghiệp mong muốn tiêu chí nào nhất (liêm chính, kiến tạo và hành động). Kết quả cho thấy 65% ý kiến chọn hành động, 24% chọn liêm chính và 11% chọn kiến tạo.
Hoan nghênh kết quả thăm dò tại hội trường với đa số mong muốn Chính phủ hành động, Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua, với 25 hội nghị xúc tiến đầu tư, hàng trăm cuộc tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, những buổi làm việc chuyên đề về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, phát triển ngành tôm… tính bình quân không có ngày nào mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ không làm việc với doanh nghiệp, về chủ đề doanh nghiệp.
Từ đó, một loạt cải cách thể chế, chính sách pháp luật đã được ban hành. Những tồn tại, vướng mắc của nền kinh tế được nhận diện và xử lý.
Môi trường đầu tư kinh doanh, niềm tin doanh nghiệp có xu hướng cải thiện rõ nét.
“Chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân”, Thủ tướng nêu rõ và khẳng định tinh thần “những gì mà tư nhân có thể làm tốt, Nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm”.
Nhắc lại câu nói của đại văn hào Mark Twain với đại ý rằng, “20 năm sau bạn sẽ hối hận về những gì không làm hơn là những gì bạn đã làm. Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để đến bến đỗ an toàn và để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió”, Thủ tướng mong muốn, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hãy ra khơi mạnh mẽ hơn.
Nút thắt thủ tục hành chính
Cùng lãnh đạo các bộ, ngành trao đổi với doanh nghiệp tại ba phiên thảo luận.
Chia sẻ với ý kiến của nhiều doanh nghiệp cho rằng tiến trình cải cách thủ tục hành chính còn chưa đạt yêu cầu, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này, Thủ tướng cho biết sẽ bổ sung một số thành viên của VPSF vào tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ để công việc này được tiến hành hiệu qua hơn.
Mạnh dạn kiến nghị Chính phủ đề xuất Quốc hội sửa đổi bãi bỏ quy định về hạn điền trong Luật Đất đai, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần giống cây trồng Thái Bình cho rằng, nông nghiệp là một trong những thành tựu lớn nhất sau 30 năm đổi mới của đất nước.
Về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng trong lúc chờ sửa quy định về hạn điền trong Luật Đất đai, một số địa phương ở miền Bắc như Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng… đã vận dụng rất thành công việc mở hạn điền với cách làm phù hợp.
Cùng với đó, Chính phủ đã có chủ trương cho vay ưu đãi, giảm lãi suất với gói 100.000 tỷ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao nhưng giải ngân chỉ mới được vài chục ngàn tỷ đồng sau hơn 1 năm qua, chứng tỏ quá trình triển khai còn chậm do những vấn đề về thủ tục.
Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng cần tiếp thu và đôn đốc để công việc này được triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Thủ tướng khẳng định Chính phủ nhất quán mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ đến cùng mọi quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, phù hợp với những nguyên tắc của WTO, các hiệp định song phương cũng như cam kết của Chính phủ.
“Chính phủ kiến tạo hành động thì tư nhân cũng phải đổi mới, bỏ cách làm ăn kiểu cũ, rập khuôn, thiếu chuẩn mực. Doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh, chống tự mãn, dễ bằng lòng; phấn đấu đạt mục tiêu nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên từ 50 đến 60% GDP”. Thủ tướng mong muốn và đặt chỉ tiêu cho khối kinh tế tư nhân.
Thủ tướng gợi ý doanh nghiệp nên đặt tầm nhìn xa hơn ra thế giới, từ đó tập trung sản xuất trong các lĩnh vực mà thế giới có nhu cầu thường xuyên như nông nghiệp, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, du lịch…thay vì tình trạng chỉ chú trọng hiện nay là phục vụ các doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam dưới dạng nhà cung cấp, hoặc nhà thầu phụ với giá trị gia tăng thấp.
Bên cạnh đó là mạnh dạn hợp tác quốc tế hơn nữa, tránh tình trạng tự ti về kinh nghiệm, quy mô, nguồn vốn mà không dám hợp tác cởi mở, công bằng với các công ty toàn cầu về các phương diện như mua bán, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất, hoặc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài….
Nhắc lại câu nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, Thủ tướng tin tưởng, mục tiêu kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế đòi hỏi nỗ lực hành động rất lớn của các cấp liên quan.
Chính phủ cam kết sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng, minh bạch, an toàn, thân thiện, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi.
Các bộ, ban ngành cần lắng nghe và đối thoại định kỳ, giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất vướng mắc cấp bách, có lộ trình giải quyết những vấn đề dài hạn, luôn đồng hành với doanh nghiệp, xem các khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của bộ ngành mình.
“Phải có cả tâm lẫn tài, tâm thôi không đủ mà còn phải nâng cao nôi để bắt nhịp và thích ứng với đòi hỏi của tư nhân”, Thủ tướng lưu ý.
Nhắc nhở các địa phương cần liên kết chia sẻ cho nhau những nhà đầu tư mà tỉnh bạn có lợi thế, tránh cạnh tranh bằng mọi giá, thu hút đầu tư theo kiểu dẫm đạp lên nhau, không phát huy được lợi thế so sánh đặc thù của địa phương mình, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương tạo dựng sẵn các nguồn lực như đất đai, cơ chế chính sách đặc thù để nhà đầu tư không phải chờ đợi.
Cùng với đó là thu hồi các dự án đất đai, tài nguyên và cả cơ chế chính sách đối với những nhà đầu tư yếu kém để trao cho nhà đầu tư mới có năng lực, cam kết dài hạn và đồng hành cùng địa phương và Chính phủ.
Thủ tướng mong các doanh nghiệp tư nhân cần liên kết, gắn kết, phát huy thế mạnh, lợi thế của nhau xác định các mũi nhọn cụ thể, tránh phong trào dàn hàng ngang, nắm rõ thị trường, hiểu thị trường, lường trước những rủi ro, khó khăn, đổi mới, sáng tạo, năng động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Nhắc đến câu nói của người xưa: “Cây đa dựa thần, thần dựa cây đa”, Thủ tướng nhấn mạnh: Chính các bạn, cùng các bộ, ngành và doanh nghiệp sẽ là tiền đề quan trọng để đất nước phát triển như các tiêu chí mà chúng ta đã đưa ra hôm nay.
Trong một thăm dò cuối Diễn đàn, phần lớn các ý kiến đại biểu là các doanh nghiệp có mặt tại VPSF 2017 cho rằng, sẽ có trên 50% các kiến nghị tại diễn đàn sẽ được Chính phủ giải quyết.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ
16:12' - 29/07/2017
Sáng 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế gồm nhiều chuyên gia là các giáo sư đang giảng dạy tại các trường đại học ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo việc báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
20:38' - 28/07/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt
07:58' - 22/07/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.