Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
Sáng 22/11, tiếp tục đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Tiếp đến là thảo luận ở tổ về: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Bên lề Quốc hội, Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn Tp. Hồ Chí Minh) cho rằng, Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ tăng thuế là tạo được nguồn thu tốt hơn. Phóng viên: Ngày hôm nay, Quốc hội thảo luận cho ý kiến về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); trong đó, có việc áp dụng thuế đối với rượu, bia nước giải khát. Ông có ý kiến thế nào về điều này khi có những ý kiến cho rằng chúng ta cần phải có lộ trình áp dụng thuế rõ ràng vì còn phải xét đến mục tiêu phát triển kinh tế hay tạo công ăn việc làm? Đại biểu Trần Anh Tuấn: Tôi ủng hộ việc tăng thuế đối với rượu, bia, thuốc lá trong thời gian tới. Đương nhiên chúng ta cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn. Nếu chúng ta tăng nhiều quá thì khả năng đầu tư hay nhu cầu của xã hội sẽ giảm đi, từ đó, nguồn thu trong tương lai sẽ giảm dần. Vì vậy, Chính phủ cần phải thận trọng và đánh giá tác động kỹ lưỡng. Việc tăng thuế, tôi đồng ý vì nhu cầu xã hội đối với mặt hàng này sẽ ngày càng lớn và thu nhập người dân cũng sẽ tăng trong tương lai. Tôi thấy mức tăng trong thời gian tới là phù hợp giống với các nước khác. Đối với thuốc lá thì có thể áp thuế ngay nhưng những mặt hàng khác như: bia thì cần có một lộ trình giãn về mặt thời gian hơn để tránh tạo cú sốc cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhân công trong ngành sản xuất. Phóng viên: Thưa đại biểu, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định số 147/2024/NĐ-CP), Chính phủ vừa ban hành quy định việc khóa tài khoản vĩnh viễn đối với các tài khoản đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc thông tin giả, xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này? Đại biểu Trần Anh Tuấn: Tôi nghĩ, Chính phủ cần phải có chế tài và quy định rất chặt chẽ và nghiêm khắc đối với các trường hợp này. Việc khóa tài khoản cá nhân đăng trên mạng xã hội khi đăng thông tin giả và nội dung xâm phạm an ninh quốc gia và các thông tin đó cần phải được loại bỏ hoàn toàn trên mạng xã hội. Theo tôi, không chỉ khóa tài khoản không mà cần phải theo dõi đối tượng đó để không cho đối tượng đó tái phạm. Khóa tài khoản chỉ là giải pháp mang tính tình thế. Do đó, cần phải truy vết và không cho phép những đối tượng đó lập tài khoản khác. Phòng trường hợp tài khoản này bị khóa thì họ lại lập tài khoản khác để tránh trường hợp họ tiếp tục vi phạm. Đặc biệt, việc khóa tài khoản không thôi chưa đủ mà cần xử phạt. Do xâm phạm an ninh quốc gia là phải xét xử hình sự. Phóng viên: Theo Nghị định số 147/2024/NĐ-CP, chỉ những người đã xác minh bằng số điện thoại hoặc mã định danh cá nhân thì mới được đăng tải hay chia sẻ thông tin? Ông nghĩ thế nào về sự phối hợp giữa những cơ quan, ban, ngành như: Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và cả những trang mạng xã hội để cùng nhau thực hiện nghiêm túc việc xác minh? Đại biểu Trần Anh Tuấn: Tôi cho rằng, những trang mạng xã hội của nước ngoài thì rất khó để có thể kiểm soát, nhưng những trang mạng xã hội trong nước thì có thể theo dõi và giám sát được. Đối với những trang mạng nước ngoài cũng cần phải cung cấp số điện thoại, email hay sinh trắc khi lập tài khoản; từ đó, cơ quan an ninh cũng có thể truy vết. Với những trang mạng nước ngoài, việc khai báo cần phải có phương pháp để khi có sai phạm có thể can thiệp ngay lập tức. Khi đó, có thể đảm bảo được môi trường mạng xã hội trong sạch.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12' - 22/11/2024
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
07:47' - 21/11/2024
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
09:30' - 13/11/2024
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, sáng 13/11, với 428/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao
21:37' - 31/03/2025
Việt Nam đang trên hành trình trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông quan hàng hóa cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc)
21:23' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang cùng Cục Thương vụ Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Săm Pun (Việt Nam) - Điền Bồng (Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam – Hàn Quốc
20:19' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác đường sắt Việt Nam - Hàn Quốc năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Bỉ
19:52' - 31/03/2025
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot.
-
Kinh tế Việt Nam
Những tiếng nói kỳ vọng từ các doanh nghiệp
19:28' - 31/03/2025
Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, song kinh tế tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Bỉ ký kết hợp tác phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu
19:23' - 31/03/2025
Biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam – một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng
19:13' - 31/03/2025
Với ba đột phá chiến lược của đất nước: thể chế - hạ tầng - nhân lực, có thể nói dấu ấn kinh tế tư nhân in đậm trong đột phá hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Vững mạnh cùng kinh tế đất nước
19:12' - 31/03/2025
Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang: Động lực chiến lược cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới
19:02' - 31/03/2025
Trên bước đà chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tư nhân một lần nữa được Đảng, Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng bứt phá và phát triển.