Thủ tướng Theresa May đối mặt với vấn đề pháp lý về quyết định tham chiến tại Syria
Ngày 14/4, Thủ tướng Anh Theresa May đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ những nghị sĩ của đảng đối lập và ngay cả từ chính trong nội bộ đảng Bảo thủ cầm quyền sau khi nước này cùng Mỹ và Pháp tiến hành cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria mà không tham vấn với Quốc hội.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngay sau khi ba cường quốc phương Tây trên phát động các cuộc không kích nhằm các mục tiêu tại Syria, Thủ hiến vùng Scotland Nicola Sturgeon cho rằng chính sách đối ngoại của Anh cần có sự thông qua của Quốc hội chứ không phải do Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định.
Theo bà Sturgeon, Thủ tướng May đã không đưa ra được câu trả lời liệu quyết định tấn công Syria có đem lại hòa bình lâu dài cho Syria hay không. Bà đồng thời chỉ trích hành động mới nhất của Anh và các đồng minh có nguy cơ đẩy căng thẳng leo thang lên mức nguy hiểm.
Trong khi đó, lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn đã mô tả cuộc tấn công Syria do Mỹ dẫn đầu là "một hành động có vấn đề về mặt pháp lý". Theo ông, Thủ tướng May không nên đi theo dẫn dắt của Tổng thống Trump mà nên tham vấn Quốc hội trước khi đưa ra quyết định tham gia tấn công Syria.
Quan chức này nhấn mạnh bom đạn không cứu được con người hay mang lại hòa bình và Anh nên đóng một vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy một lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột tại Syria, thay vì đặt quân đội Anh vào thế nguy hiểm.
Về phần mình, lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) cũng phản đối việc Anh tham chiến tại Syria, cảnh báo sự can thiệp này sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga, vốn "không chỉ nguy hiểm đối với Anh mà còn với toàn thế giới".
Liên minh "Chấm dứt Chiến tranh", một liên minh ủng hộ hòa bình mà ông Corbyn từng làm chủ tịch, cũng kêu gọi tổ chức một cuộc tuần hành bên ngoài Quốc hội vào ngày 16/4 tới nhằm phản đối cuộc tấn công quân sự trên.
Trước đó, phát biểu tại họp báo cùng ngày, Thủ tướng May lý giải về quyết định để Anh tham gia tấn công Syria cùng Mỹ và Pháp là nhằm làm suy yếu khả năng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Bà May khẳng định các cuộc không kích đã nhằm vào "những mục tiêu cụ thể và có sự chọn lọc", tránh các khu vực có dân cư sinh sống. Nữ Thủ tướng Anh đồng thời nhấn mạnh quyết định tấn công Syria là vì lợi ích quốc gia của Anh, và vì London "không cho phép việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, trên đường phố nước Anh hay bất cứ nơi đâu trên thế giới".
Mỹ, Anh và Pháp đã đưa ra lý do tiến hành cuộc tấn công Syria nhằm đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma thuộc Đông Ghouta tại Syria cách đây một tuần. Các nước phương Tây cáo buộc chính quyền Damascus là chủ mưu, trong khi Nga và Syria đã nhiều lần bác bỏ và cho rằng vụ việc tại Douma là một kế hoạch được dàn dựng từ trước của phương Tây để tiếp tục can thiệp vào quốc gia Trung Đông này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria: Tổng thống Donald Trump tuyên bố nhiệm vụ hoàn thành
20:51' - 14/04/2018
Trong phát biểu đầu tiên về cuộc không kích Syria ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đợt tấn công đã đạt kết quả tốt nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Syria chỉ trích cuộc không kích của phương Tây là hành động hiếu chiến
13:53' - 14/04/2018
Ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Syria đã lên án các cuộc không kích của phương Tây vào nước này là "hành động hiếu chiến tàn bạo và dã man".
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria: Pháp đã cảnh báo cho Nga về cuộc không kích
13:36' - 14/04/2018
Pháp đã lưu ý trước với Nga về cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria sáng 14/4.
-
Hàng hoá
Chiến sự tại Syria đang làm "nóng" thị trường năng lượng
13:33' - 14/04/2018
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sự bất ổn tại Syria và Yemen đã giúp đẩy giá dầu thô Brent vượt quá mức 70 USD/thùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.