Thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi
Ngày 12/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo "Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị".
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Hội thảo sẽ lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước, nhằm xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn 2016 -2020. Cũng theo ông Dương, ngành chăn nuôi thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ cả về con giống, thức ăn, sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, trong năm 2017, ngành chăn nuôi đã rơi vào tình trạng phát triển "nóng", dư thừa nguồn cung, làm cho người chăn nuôi thua lỗ nặng. Nguyên nhân chính là khâu tổ chức sản xuất yếu kém, đặc biệt khâu yếu nhất là kết nối người sản xuất với thị trường; chăn nuôi theo tâm lý đám đông... Do đó, ông Dương cho rằng: "Xây dựng các chuỗi liên kết trong chăn nuôi là rất quan trọng. Nếu không tổ chức nhanh thì chúng ta sẽ lặp lại tình trạng giải cứu liên tục, hôm nay có thể là lợn, mai có thể là gà, bò. Liên kết chuỗi sẽ giúp chúng ta cải thiện dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc, phân biệt rõ ràng những khâu yếu kém..., giải quyết vấn đề cung cầu." Theo ông Dương, muốn ngành chăn nuôi phát triển được phải tiến tới xuất khẩu. Giá thành ít nhất phải bằng giá trong khu vực, an toàn dịch bệnh. Như hiện nay, giá lợn vẫn duy trì ở mức 40.000 đồng/kg thì không thể cạnh tranh được. Hội nhập thế giới không thể mong thịt lợn lên mức 45.000 - 50.000 đồng/kg. Thực tế, đã có rất nhiều chuỗi liên kết sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: chăn nuôi bò sữa của Vinamilk, TH True Milk, chăn nuôi gà của Thái Dương, Anh Dũng… đã giúp nhiều nông dân làm giàu. Về chính sách xây dựng chuỗi, ông Dương cho biết, phần thua thiệt vẫn đang đứng về phía người chăn nuôi, các doanh nghiệp ở thế an toàn. Do vậy, nếu có chính sách tốt hơn, mọi thành viên trong chuỗi đều được chia sẻ. Do vậy, việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi, đảm bảo lợi ích các bên là then chốt của giai đoạn tới. Công ty TNHH Công Danh là một trong 2 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Được xây dựng trên diện tích 5.300 m2, công ty hiện đã đưa công suất nhà xưởng đạt 3000 - 5000 con lợn sữa/ngày và 300 con lợn choai/ngày. Hiện tại UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hỗ trợ doanh nghiệp triển khai mô hình liên kết chăn nuôi lợn sữa xuất khẩu.Mục tiêu là xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát được chất lượng từ khâu con giống đến sản phẩm cuối cùng; đảm bảo lợi ích và tạo nguồn đầu ra ổn định cho người chăn nuôi; cung cấp nguồn dầu vào ổn định chất lượng cho doanh nghiệp sản xuất và sản phẩm đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Đại diện Công ty TNHH Công Danh cho rằng, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần phải thay đổi các tiếp cận mới theo hướng sản xuất công nghiệp, tập trung hạ giá thành, sử dụng con giống, thức ăn, áp dụng quản trị tốt và đẩy nhanh chăn nuôi hữu cơ theo hướng các sản phẩm đặc sản.Bên cạnh đó, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ cấu lại ngành phù hợp với lợi thế so sánh, gắn với nhu cầu thị trường và định hình được nhóm sản phẩm chăn nuôi đặc sản, đặc trưng địa phương. Đồng thời, xây dựng các vùng an toàn dịch, tổ chức chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến và kết nối thị trường theo các chuỗi liên kết khép kín.
Chia sẻ liên kết sản xuất bền vững, ông Hoàng Vũ Quang, Đại diện của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, Công ty bò sữa Mộc Châu có quỹ bảo hiểm vật nuôi và quỹ bảo hiểm giá sữa cho nông dân. Mỗi lít sữa được bán ra sẽ được trích lại một khoản nhỏ để bảo hiểm.Hay Hợp tác xã Tân Thông Hội (Tp. Hồ Chí Minh) đã thay mặt các thành viên, đàm phán mua đầu tư đầu vào cho các thành viên, làm giá thành rẻ hơn. Họ cũng mua sữa từ các thành viên với giá cao hơn để bán lại cho các công ty sữa. Tạo ra các liên kết chia sẻ rủi ro, bền vững.Tuy nhiên, theo ông Quang, khi tham gia các vào chuỗi này, người dân buộc phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro cho cả nông dân và doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Định hướng ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, bền vững
20:43' - 11/12/2017
Để có sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là xu hướng tất yếu không chỉ trên thế giới mà kể cả trong nước.
-
DN cần biết
Lấy ý kiến doanh nghiệp về Luật Chăn nuôi (sửa đổi)
15:29' - 07/12/2017
Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ bám sát vào thực tiễn của ngành chăn nuôi, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành chăn nuôi hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững
13:10' - 16/11/2017
Trong giai đoạn 2011-2016, tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi đạt 4,5-5%/năm, giá trị chiếm 30-32% giá trị trong ngành nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Đột phá kinh tế từ chăn nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học
07:11' - 11/11/2017
Nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học là hướng mới, có bước đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở Bắc Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Lo sợ thua lỗ, người chăn nuôi lợn tái đàn cầm chừng
07:15' - 07/11/2017
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đây chính là thời điểm để người chăn nuôi lợn chuẩn bị lứa mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.