Lấy ý kiến doanh nghiệp về Luật Chăn nuôi (sửa đổi)
Để hoàn thiện dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi), ngày 7/12, tại Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án luật này.
Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay ngành chăn nuôi trong nước đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh, để vừa phát triển sản xuất, giữ ổn định giá cả, vừa giữ thị phần trên sân nhà và hướng đến xuất khẩu.Do đó, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ bám sát vào thực tiễn của ngành chăn nuôi, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Các doanh nghiệp cho rằng, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) cần phải quy định rõ ràng về điều kiện xuất khẩu, phù hợp với các thông lệ quốc tế, để doanh nghiệp thực hiện và phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay. Ở lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có tư duy hội nhập mạnh mẽ hơn, hướng đến sản xuất những sản phẩm trên dây chuyền công nghệ hiện đại thì mới đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng theo các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, cũng như tiêu dùng trong nước. Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, Luật Chăn nuôi (sửa đổi) cần bổ sung thêm quy định khoảng cách xây dựng giữa các trang trại chăn nuôi, để đảm bảo yếu tố an toàn dịch bệnh. “Cách đây vài tháng, chúng tôi dẫn một đối tác Nhật Bản đến khảo sát trang trại chăn nuôi gia cầm ở Đồng Nai đã đạt chuẩn Global Gap để hướng tới ký kết xuất khẩu sản phẩm thịt gà. Thế nhưng, khi đến trang trại này phát hiện có một hộ chăn nuôi vịt vừa được bố trí xây dựng cách đó không xa thì đối tác này đã hủy bỏ ký kết, vì cho rằng việc xây dựng các trang trại chăn nuôi gần nhau như vậy sẽ khó khống chế dịch bệnh lây lan”, ông Ngọc chia sẻ. Đại diện hiệp hội này cho rằng, việc các trang trại chăn nuôi được bố trí gần nhau là một trong những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Do vậy, những trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi làm công nghệ cao, hướng tới xuất khẩu thì không thể bị ép buộc nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung; hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tình hình dịch bệnh ở các trang trại trong vùng chăn nuôi tập trung. Đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, tình trạng giá thấp vẫn đang kéo dài, khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ (chiếm 70%) ngày càng thua lỗ. Tuy nhiên, đây vẫn là lực lượng chăn nuôi chính cần phải được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, thông qua việc tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho người dân. Ngoài ra, cũng cần phải quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi, để ổn định chi phí đầu vào cho người dân, tránh leo thang giá cả. Dự kiến, Dự án Luật Chăn nuôi (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới. Luật này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh mới như yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu./.- Từ khóa :
- luật chăn nuôi
- chăn nuôi
- chăn nuôi gia cầm
- global gap
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sẽ công khai việc xử lý vụ hơn 5.000 con lợn bị tiêm thuốc an thần
11:33' - 02/10/2017
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử 1 Đoàn công tác vào thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp với địa phương xử lý dứt điểm vụ hơn 5.000 con lợn bị tiêm thuốc an thần.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2018, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 21 dự án luật
16:03' - 08/06/2017
Theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 3, chiều 8/6, đại biểu Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư công nghệ cao
14:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết: Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ cao...
-
DN cần biết
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế
13:49'
Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ là sự kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường quan trọng mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Mời gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
12:27'
Thành phố Huế đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô giai đoạn 2025 – 2026, góp phần thay đổi diện mạo mới cho vùng kinh tế trọng điểm cửa ngõ phía Nam của thành phố.
-
DN cần biết
Bình Thuận gỡ khó cho dự án Tổ hợp khu du lịch 6.400 tỷ đồng
12:27'
Tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại Dương được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 4/7/2008 và thay đổi lần 5 ngày 8/10/2014 với diện tích đầu tư gần 1.000 ha.
-
DN cần biết
Điều tiết phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
22:19' - 10/04/2025
Tấy cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ thực hiện di chuyển vào Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn (xã Phú Xá và xã Thuy Hùng, huyện Cao Lộc) để dừng đỗ.
-
DN cần biết
Tăng khả năng cạnh tranh cho thực phẩm Việt
17:48' - 10/04/2025
Ngoài nguyên liệu, sản phẩm, bao bì cũng đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường.
-
DN cần biết
Thêm 1 doanh nghiệp thuê đất làm khu bảo dưỡng máy bay ở Long Thành
15:47' - 10/04/2025
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định cho Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn - Long Thành thuê đất để xây dựng khu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hàng không tại sân bay Long Thành.
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09' - 09/04/2025
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
-
DN cần biết
Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
12:46' - 09/04/2025
Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.