Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Đổi mới, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
Sau gần ba ngày làm việc khẩn trương, tích cực với tinh thần dân chủ và trách nhiệm, ngày 13/12 Kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra. Kỳ họp đã nghe các báo cáo, đề án, tờ trình của Thường trực HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Ban HĐND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án tỉnh; tiến hành thảo luận các nội dung trình tại kỳ họp, trong đó có các báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thu, chi ngân sách năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm 2018. Kỳ họp bàn và quyết định 21 nội dung, trong đó có 15 nội dung chuyên đề. HĐND tỉnh đã thực hiện giám sát UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn đối với lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành. Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Văn Vinh yêu cầu thời gian tới, các cấp, ngành trong tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động, kế hoạch, kết luận của Tỉnh ủy triển khai các nghị quyết, chỉ thị về cơ cấu lại nền kinh tế; đổi mới, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; sắp xếp tổ chức bộ máy tổ chức và tinh giản biên chế; siết chặt kỷ luật tài chính ngân sách, chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển đô thị theo quy hoạch và lộ trình. Tỉnh ưu tiên đầu tư cho phát triển dịch vụ, du lịch theo Nghị quyết của Tỉnh ủy; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung khai thác tối đa hiệu quả các khu, điểm du lịch hiện có.
Phát triển nông nghiệp hàng hóa, bền vững Ngày 13/12, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIV đã bế mạc Kỳ họp thứ 6, sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. HĐND tỉnh Ninh Bình đã thông qua các báo cáo, nghị quyết như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018; báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 5; tổng hợp ý kiến cử tri trước Kỳ họp thứ 6; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2017, dự toán ngân sách năm 2018; quy định một số chính sách đặc thù áp dụng cho huyện Yên Khánh, Kim Sơn; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018... Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Ninh Bình đã kiện toàn chức danh ủy viên UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trong chương trình kỳ họp, HĐND tỉnh Ninh Bình đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến các vấn đề cử tri quan tâm như: Đề nghị UBND tỉnh kiên quyết chỉ đạo các ngành tháo dỡ các công trình sai phạm; đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng Khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí hồ Đồng Chương (huyện Nho Quan); cân đối lại mức đóng kinh phí đầu tư cho công trình cung cấp nước sạch tại khu vực huyện Nho Quan; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải sinh hoạt tại một số nơi trên địa bàn thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư; siết chặt công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, môi trường trên địa bàn; thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke và giải pháp trong thời gian tới; tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội. Về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, tỉnh Ninh Bình tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát triển mạnh kinh tế, tốc độ tăng trưởng đạt 7,95%; nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông nghiệp hàng hóa, bền vững; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng nông thôn mới; tăng cường xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 1050 năm thành lập nhà nước Đại Cồ Việt; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Tỉnh Ninh Bình tập trung lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ; rà soát, điều chỉnh và ban hành các chính sách mới phát triển công nghiệp và dịch vụ; đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp; tạo điều kiện mở rộng quy mô một số công trình quan trọng, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng, giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm; tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tỉnh chú trọng phát triển văn hóa - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường công tác quốc phòng, quân sự địa phương, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải cách tư pháp, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch... Đa dạng hóa loại hình liên kết sản phẩm nông nghiệp Trong ba ngày từ 11- 13/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021.HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã thông qua 20 Nghị quyết và các tờ trình về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018, trong đó phấn đấu thu ngân sách đạt 9.000 tỷ đồng. Tỉnh từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động các hình thức tổ chức sản xuất; đa dạng hóa loại hình liên kết sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó nhận rộng nhanh khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đạt hiệu quả thiết thực, phát triển du lịch sinh thái vườn hộ, mô hình du lịch làng xã nông thôn mới...
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm.
Năm 2017, kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp. Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đã có những kết quả nhất định.Đến nay, toàn tỉnh có thêm 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên trên 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã dưới 10 tiêu chí, có thêm 46 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 300 vườn mẫu đạt chuẩn.
>>>Hải Dương: “ Nóng” vấn đề ô nhiễm môi trường và khai thác cát trái phép
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính
21:34' - 06/12/2017
Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo đối với đề nghị của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính về những nhiệm vụ trọng tâm của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV
20:03' - 06/12/2017
Sau 3 ngày làm việc, chiều 6/12, Kỳ họp thứ 5, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn đại biểu dự Hội nghị Hội đồng Hòa bình thế giới
19:05' - 24/11/2017
Chiều 24/11 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp các đại biểu Ban Chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới và các đại biểu đến Việt Nam tham dự hội nghị Hội đồng Hòa bình thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria
10:31'
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Việc tinh gọn bộ máy cần tiến hành toàn diện và đồng bộ
08:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp tốt được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi
08:20'
Để khuyến khích nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân, hợp tác xã