Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore dưới góc nhìn của giới chuyên gia
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là ở chỗ liệu các điều khoản trong thỏa thuận này có được thực hiện sau khi hai nhà lãnh đạo bước ra khỏi phòng họp ở Singapore hôm 12/6 tới hay không.
Trả lời phỏng vấn Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) qua thư điện tử, Frank Aum - chuyên gia cao cấp về Triều Tiên làm việc tại Viện Hòa bình Mỹ viết: “Donald Trump và Kim Jong-un sẽ không gặp nhau nếu hai bên không nhất trí được về một số việc.Hai bên có thể sẽ đạt được một thỏa thuận lớn về phi hạt nhân hóa và hòa bình, với một vài sự nhượng bộ ngay lập tức của cả hai bên. Triều Tiên có thể đồng ý ngừng các hoạt động hạt nhân và thử tên lửa đạn đạo để đổi lấy cam kết của Mỹ ngừng sử dụng các vũ khí hạt nhân và chiến lược trong các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc”.
Chuyên gia Aum nói thêm: “Nhìn chung, tôi cho rằng cuộc gặp lịch sử này sẽ thành công và thậm chí có thể gây một hay hai sự ngạc nhiên bởi Donald Trump và Kim Jong-un luôn là những người hay khiến mọi người phải như vậy. Như tôi đã nói, dễ đạt được thỏa thuận. Cái khó là ở chỗ thực hiện và kiểm chứng việc thực hiện thỏa thuận này, con đường gập nghềnh là vào cuối năm nay".
Robert Manning, một học giả lâu năm của tổ chức tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương, thì cho biết ông bi quan với chuyện bất cứ thỏa thuận nào sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 6 tới 24 tháng tới. Tuy nhiên, cuộc gặp thượng đỉnh này có thể sẽ thành công, đạt được sự nhất trí về nguyên tắc.Nhà phân tích này nhận định: “Triều Tiên sẽ đánh đổi việc từ bỏ các vũ khí hạt nhân và có thể cả các tên lửa tầm xa và tầm trung để đổi lấy một số gói đảm bảo an ninh, chính trị và lợi ích kinh tế”.
Còn theo Bruce Bennett, một nhà phân tích quốc phòng lâu năm của tổ chức RAND, nếu Triều Tiên nghiêm túc trong chuyện phi hạt nhân hóa, như ông Kim Jong-un đã nhiều lần nhắc tới, thì nước này nên có hành động thể hiện điều đó trong khoảng thời gian từ bây giờ tới ngày 12/6.Chuyên gia này nói: “Theo tôi, Triều Tiên cần phải từ bỏ khoảng 5 vũ khí hạt nhân mỗi tháng kể từ tháng 5 này, để đến tháng 12 có thể loại bỏ gần 40 vũ khí hạt nhân mà nước này có thể có. Ngoài ra, nước này cũng nên đóng cửa một cơ sở hạt nhân mỗi tháng, bắt đầu với bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong tháng 5 và cơ sở làm giàu urani Yongbyon trong tháng 6".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố rằng ông sẽ cho phép các nhà báo và chuyên gia quốc tế chứng kiến việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong tháng này. Những người chỉ trích cho rằng lý do duy nhất khiến ông Kim Jong-un đóng cửa cơ sở này là do ông ta không còn cần thử vũ khí hạt nhân nữa. Về việc lựa chọn địa điểm gặp gỡ, cả hai bên dường như đã đạt được một sự thỏa hiệp. Học giả Manning bình luận: “Tôi nghĩ Singapore là một địa điểm trung lập, hợp lý. Tôi ngờ rằng Mỹ không muốn tổ chức cuộc gặp này ở khu phi quân sự (DMZ), nơi Washington chấp nhận hòa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, bởi như vậy Donald Trump sẽ phải bước qua đường phân định về phía Triều Tiên".Chuyên gia Aum phân tích thêm: "Singapore là một nước trung lập, khá gần gũi với Triều Tiên, và có cơ sở hạ tầng đảm bảo an ninh cho hai nhà lãnh đạo cũng như tạo điều kiện cho giới truyền thông tác nghiệp. Không có nhiều lựa chọn có thể đáp ứng các tiêu chí này. Singapore có thể là địa điểm xa nhất mà Kim Jong-un tới với tư cách nhà lãnh đạo Triều Tiên, do đó đây có thể là một sự trải nghiệm thú vị”.Trong khi đó, nhà phân tích Bennett lưu ý các vấn đề về văn hóa và hậu cần có thể là những yếu tố quyết định việc chọn địa điểm gặp gỡ này.
Ông giải thích: “Thứ nhất, theo văn hóa châu Á, khi hai nhà lãnh đạo quốc gia gặp nhau, nhà lãnh đạo của nước yếu hơn thường tới gặp nhà lãnh đạo nước mạnh hơn và thể hiện sự tôn kính; do đó Bình Nhưỡng là một địa điểm không thể chấp nhận được. Thứ hai, Kim Jong-un phải có thể tới đó một mình nếu không ông ta sẽ mất thể diện ở Triều Tiên. Máy bay của Triều Tiên ở trong tình trạng không tốt nên sẽ là rủi ro khi chọn một địa điểm ở xa ở châu Âu như Thụy Sỹ - Phần Lan, hay Mỹ."
Về việc Singapore được chọn làm địa điểm tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều, mạng Hoàn Cầu đưa tin rằng giới quan sát Trung Quốc nhận định rằng địa điểm này chủ yếu “thiên vị” phía Mỹ. Nhà nghiên cứu Vương Tuấn Sinh của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng với tư cách là thành phố "cửa ngõ" giữa châu Á với phương Tây, Singapore cần phải đảm bảo an ninh của Tổng thống Trump bằng sự hiện diện quân sự của Mỹ.
Bên cạnh đó, Singapore cũng nằm “không quá xa” thủ đô Bình Nhưỡng, qua đó khiến cả hai bên đều chấp thuận quốc gia Đông Nam Á này làm nơi tổ chức cuộc gặp.
Viện trưởng Viện nghiên cứu Triều Tiên Lã Siêu thuộc Viện Khoa học Xã hội tỉnh Liêu Ninh cho rằng địa điểm gặp thượng đỉnh như vậy đã gây ra thách thức đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.Ông Lã Siêu nói: “Tuy có Đại sứ quán đóng tại quốc gia Đông Nam Á này nhưng Triều Tiên không có mối quan hệ đặc biệt hoặc thân tình với Singapore, và ông Kim Jong-un sẽ phải từ bỏ hầu hết các chuyến tàu đặc biệt quen thuộc và đáng tin cậy nhất để đến địa điểm này". Nhà nghiên cứu này cho biết chặng bay từ Bình Nhưỡng đến Singapore dài 4.700 km, vượt qua giới hạn của một chuyến bay thuê cất cánh từ thủ đô Bình Nhưỡng.
Do đó, nhiều khả năng ông Kim Jong-un sẽ dừng chân ở một thành phố của Trung Quốc để tiếp nhiên liệu hoặc thậm chí thuê một chiếc máy bay Trung Quốc. Cũng theo ông Lã Siêu, chặng bay dài lần này cũng sẽ kiểm nghiệm hệ thống liên lạc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un với thủ đô Bình Nhưỡng.
Nhà nghiên cứu Vương Tuấn Sinh cho biết bầu không khí ngoại giao đã được cải thiện đáng kể sau khi Triều Tiên trả tự do cho các con tin người Mỹ và cam kết ngừng thử hạt nhân cũng như "xóa sổ" bãi thử hạt nhân.Tuy nhiên, ông Vương Tuấn Sinh cũng cho rằng không nên bỏ qua thực tế rằng sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên vẫn là “con số 0” và có một khoảng cách chính trị lớn khi hai bên chuẩn bị tiến tới đàm phán thực tế.
Những mục tiêu của Mỹ đối với hội nghị thượng đỉnh này đã được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mô tả là "hủy bỏ vĩnh viễn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược đối với chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên".
Trong khi đó, Triều Tiên lại đang tỏ ra không rõ ràng hơn và khá mập mờ về lập trường đàm phán của chính nước này. Nhà nghiên cứu Vương Tuấn Sinh nhận định rằng vẫn còn khó dự đoán những điều khoản chi tiết nào Bình Nhưỡng sẽ đặt trên bàn đàm phán để đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh trước Mỹ.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Lã Siêu khẳng định rằng hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ không giải quyết triệt để được vấn đề phi hạt nhân hóa. Ông nói: “Các chủ đề có thể sẽ bao gồm các phương thức Mỹ thẩm định quá trình phi hạt nhân hóa, tiếp cận của nhóm thanh sát viên Mỹ và Washington bồi thường kinh tế cho Bình Nhưỡng vì từ bỏ chương trình hạt nhân”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn làm trung gian giữa Mỹ và Triều Tiên
12:48' - 17/05/2018
Chính phủ Hàn Quốc hoặc Tổng thống Moon Jae-in có ý định đảm đương “vai trò trung gian” một cách tích cực hơn thông qua nhiều kênh khác nhau giữa Hàn Quốc, Mỹ và Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổ chức Cấm thử hạt nhân sẵn sàng xác minh Triều Tiên đóng cửa cơ sở Punggye-ri
10:05' - 17/05/2018
Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) sẵn sàng cử một đội chuyên gia tới Triều Tiên để xác minh việc nước này đóng cửa cơ sở hạt nhân Punggye-ri.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc tiếp phái đoàn hữu nghị Triều Tiên
07:24' - 17/05/2018
Ngày 16/5, trong cuộc gặp với một phái đoàn hữu nghị Triều Tiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định ủng hộ Triều Tiên phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống người dân.
-
Chứng khoán
Triều Tiên cảnh báo hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, chứng khoán châu Á giảm điểm
16:12' - 16/05/2018
Chứng khoán châu Á giảm điểm sau khi Triều Tiên cảnh báo sẽ hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.