Thương mại Mỹ-Trung: Vừa gây chiến vừa đàm phán?
Tờ Minh báo của Hong Kong đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/3 vừa qua ký sắc lệnh mở đường cho việc áp thuế 60 tỷ USD với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và hạn chế các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, cũng như mua lại doanh nghiệp Mỹ. Điều này làm dấy lên quan ngại về việc bùng nổ một cuộc chiến thương mại toàn diện Mỹ-Trung.
Giới quan sát Trung Quốc nêu rõ, mặc dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc song chưa thể thực hiện ngay lập tức bởi sau khi ông ký sắc lệnh liên quan, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ có 15 ngày để liệt kê các danh mục hàng hóa bị đánh thuế.
Sau khi đưa ra danh sách sơ bộ, thông thường sẽ có ít nhất 30 ngày và Văn phòng Thương mại Mỹ sẽ có 60 ngày để lấy ý kiến người dân Mỹ, sau đó mới công bố danh sách cuối cùng. Vậy một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ-Trung có thực sự xảy ra?
Hiện nay ít nhất vẫn còn hơn 2 tháng để hòa hoãn. Trong thời gian này, thái độ của hai nước Mỹ-Trung, các nước trên thế giới và giới doanh nhân Mỹ, đều có thể trở thành mấu chốt ảnh hưởng đến việc xảy ra chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ-Trung.
Theo giới quan sát Trung Quốc, cộng đồng doanh nhân Mỹ giữ thái độ phản đối đối với quyết định đánh thuế hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cụ thể, hàng trăm doanh nghiệp Mỹ gồm 24 doanh nghiệp bán lẻ cỡ lớn như Walmart, 82 doanh nghiệp giày trong đó có Nike, 45 hiệp hội thương mại Mỹ đã lần lượt gửi kiến nghị lên Tổng thống Trump, thúc giục không tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trên bình diện quốc tế, ban đầu Anh bày tỏ sự ủng hộ Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tuyên bố sẽ đứng về phía quy tắc thương mại quốc tế, Pháp và Đức bày tỏ lo ngại trước quyết định của Mỹ.
Thế nhưng ngày 22/3, Tổng thống Trump tuyên bố 6 nước như Liên minh châu Âu (EU), Argentina, Brazil được miễn thuế quan đối với sản phẩm thép và nhôm khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Như vậy, Mỹ đã dùng mồi nhử lợi ích để lôi kéo đồng minh, hoặc ít nhất cũng khiến các nước này giữ thái độ trung lập, thậm chí ủng hộ Mỹ, khi thực sự bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Giới quan sát Trung Quốc cũng nêu rõ, phản ứng của Trung Quốc trước các hành động trên của phía Mỹ cũng chỉ là “giơ cao đánh khẽ”, trong đó vẫn hy vọng đàm phán để đạt được thỏa thuận.
Giáo sư Học viện kinh tế thuộc Đại học Thanh Đảo (Sơn Đông), Dịch Hiến Dung (Yi Xianrong) nêu rõ, tình huống xấu nhất là xảy ra cuộc chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ-Trung và diễn biến đến mức mất kiểm soát, nhưng khả năng này rất nhỏ.
Mặc dù ngày 23/3, Trung Quốc bày tỏ thái độ cứng rắn và rõ ràng nhưng từ biện pháp đối phó của Trung Quốc có thể thấy vẫn là “giơ cao đánh khẽ”, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng lập trường chủ đạo của Trung Quốc là hy vọng hai bên thông qua đàm phán đạt được thỏa thuận.
Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo nước này bắt đầu từ ngày 2/4 áp thuế nhập khẩu đối với 128 sản phẩm của Mỹ, trong đó có thịt lợn và hoa quả, với tổng trị giá 3 tỷ USD, nhằm đáp trả các rào cản thương mại mới đây của Washington.
Theo Giáo sư Dịch Hiến Dung, phía Mỹ cũng không hoàn toàn từ chối đàm phán để hòa giải. Donald Trump đã đưa ra điều kiện, yêu cầu Trung Quốc giảm bớt 100 tỷ USD thặng dư thương mại trong thương mại song phương với Mỹ.
Thế nhưng đây là điều kiện rất khó khăn cho Trung Quốc. Một mặt, thặng dư thương mại của Trung Quốc đang giảm, đồng thời căn cứ vào số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, năm 2017 thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đối với Trung Quốc (gồm cả Hong Kong) đạt kỷ lục, lên đến 375 tỷ USD, cho thấy xu thế thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ vẫn đang tăng.
Mặt khác, xuất khẩu là nguồn cung cấp cơ hội việc làm quan trọng của Trung Quốc, tin rằng Trung Quốc sẽ không giảm bớt xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc có thể thông qua đơn hàng nhập khẩu lớn như mua sản phẩm nông nghiệp, máy bay Boeing hoặc năng lượng của Mỹ, để giảm bớt con số thặng dư thương mại với Mỹ. Nhưng rõ ràng như vậy cũng không đủ để lấp đầy khoản 100 tỷ USD mà phía Mỹ đưa ra.
Trái lại, trong mắt Trung Quốc, Mỹ cấm xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc đã góp phần khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng nới rộng, cho nên Mỹ cần chịu trách nhiệm về khoản thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Giáo sư Dịch Hiến Dung bày tỏ, Mỹ-Trung liệu có đạt được thỏa thuận hiện nay vẫn rất khó xác định, hai bên có thể vừa "gây chiến" vừa đàm phán.
Biện pháp đáp trả của Trung Quốc cũng không phải chỉ là thuế quan chống cấm vận, Trung Quốc còn có thể chủ động làm mất giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế doanh nghiệp Mỹ vào thị trường Trung Quốc, dành cho đối thủ cạnh tranh với Mỹ quy chế đãi ngộ tối huệ quốc, hạn chế công dân Trung Quốc sang Mỹ, thậm chí vứt bỏ trái phiếu Mỹ với quy mô lớn.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Rủi ro của Indonesia giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
06:30' - 09/04/2018
Báo Jakarta Post mới đây đăng bài viết với tựa đề “Nguy cơ hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Indonesia”, vốn được coi là một tác động rõ rệt của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ: Trung Quốc sẽ gỡ bỏ thuế quan với hàng hóa Mỹ
21:06' - 08/04/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/4 cho biết Trung Quốc sẽ gỡ bỏ hàng rào thuế quan thương mại đối với hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc muốn cùng EU chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại
19:53' - 06/04/2018
Ngày 6/4, Trung Quốc đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cùng chung lập trường phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.
-
Hàng hoá
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, giá dầu châu Á giảm
16:22' - 06/04/2018
Giá dầu châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 6/4 trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có xu hướng leo thang.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tuyên bố không e ngại cuộc chiến thương mại với Mỹ
14:32' - 06/04/2018
Ngày 6/4, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến thương mại với "bất kỳ giá nào" và áp dụng mọi biện pháp toàn diện nếu Mỹ tiếp tục các biện pháp bảo hộ thương mại đơn phương.
-
Doanh nghiệp
Chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ "làm nản lòng" doanh nghiệp Đức
13:25' - 05/04/2018
Các doanh nghiệp của Đức hiện không còn hứng thú với việc đầu tư vào Mỹ do Washington áp dụng ngày càng nhiều chính sách bảo hộ thương mại.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ vẫn trong "thể trạng" tốt
12:52' - 05/04/2018
Trong tháng Ba vừa qua, số việc làm tại khu vực tư nhân ở Mỹ tăng vững chắc, cho thấy thị trường lao động mạnh đang tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.