Tiền Giang đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho vùng nhiễm mặn
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang triển khai kế hoạch vận hành hợp lý hệ thống cống đập trong dự án thủy lợi Phú Thạnh – Phú Đông lấy nước tưới tiêu phục vụ gần 3.000 ha đất canh tác; trong đó, có 730 ha đất trồng lúa 1 vụ, 1.540 ha sả, 679 ha vườn trồng cây ăn trái đặc sản.
Đồng thời, đảm bảo tháo rửa phèn mặn, ô nhiễm môi trường trong nội đồng vào đầu vụ sản xuất; lấy nước tưới tạo nguồn lúc vào vụ sản xuất cao điểm kết hợp thoát nước khi mưa lớn không để ngập úng ảnh hưởng cây trồng và trữ nước ngọt lúc cuối vụ nhằm phục vụ sản xuất và dân sinh trong các tháng mùa khô năm sau.
Cụ thể, từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7/2018 vận hành tháo rửa chua mặn, cải tạo nguồn nước. Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 10 vận hành cống đập lấy nước tưới tạo nguồn và giai đoạn từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 11 tập trung tích nước ngọt vào nội đồng trước khi phải đóng ngăn mặn triệt để dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.
Theo ông Trần Hoàng Bá, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, trong quá trình vận hành hệ thống thủy lợi Phú Thạnh – Phú Đông, đơn vị thường xuyên kiểm tra mạng lưới cống đập, kênh mương nội đồng để điều chỉnh cụ thể nhằm phát huy tối đa hiệu quả phục vụ sản xuất, khắc phục tồn tại, đặc biệt là tồn đọng phèn mặn cục bộ ảnh hưởng đến cây trồng.
Bên cạnh đó, công ty cũng yêu cầu các địa phương hưởng lợi phối hợp chặt chẽ, khuyến cáo nông dân xuống giống đồng loạt theo lịch thời vụ.
Cùng đó, tăng cường ra quân nạo vét kênh mương nội đồng để kịp thời đưa nước tưới tiêu, tạo tiên đề thuận lợi cho những vụ mùa bội thu.
Mặt khác, thông tin kịp thời và rộng rãi tình hình chất lượng nước, kế hoạch vận hành hệ thống cụ thể để nông dân nắm bắt và chủ động triển khai sản xuất hiệu quả.
Dự án thủy lợi Phú Thạnh – Phú Đông (huyện cù lao Tân Phú Đông) gồm hệ thống đê bao kết hợp cống đập Bà Tài, Rạch Gốc, Lý Hoàng, Bà Lắm, Lồ Ô, Bần Ranh, Kênh Ngang,… khép kín cùng mạng lưới kênh mương nội đồng chằng chịt có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo nguồn nước sản xuất cho toàn vùng dự án.
Đây là khu vực sản xuất khó khăn do nhiễm mặn, nhiễm phèn và chịu đựng ảnh hưởng biến đổi khí hậu điển hình ở vùng ven biển tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, mỗi năm chỉ có thể lấy ngọt trong vòng từ 5 - 6 tháng (khoảng tháng 6 đến tháng 11) nên việc trồng trọt khó khăn, nông dân canh tác 1 vụ lúa/năm, thời gian còn lại trong năm phải bỏ hóa.
Cùng với đầu tư xây dựng đê bao, cống đập ngăn mặn khép kín, huyện cũng khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất từ độc canh cây lúa sang kết hợp 1 vụ lúa + 1 vụ màu hoặc phát triển các cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu; trong đó, chủ lực là cây sả, cây mãng cầu xiêm, cây dừa… mở ra hướng mới tăng thêm nguồn thu nhập cho kinh tế hộ, giúp bà con an cư lạc nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hướng đến mô hình liên kết sản xuất giống cá tra bền vững
12:29' - 14/06/2018
Hiện nay, cá tra giống trong tỉnh Đồng Tháp xuống giá rất nhanh, từ hơn 60.000 đồng/kg (cá tra giống loại 30 con/kg) nay xuống còn 20.000 đồng/kg.
-
Kinh tế & Xã hội
Dồn điền đổi thửa góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp lên 2,4%/năm
15:55' - 13/06/2018
Sau dồn điền, đổi thửa tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
-
Kinh tế & Xã hội
Các địa phương khẩn trương xuống giống vụ lúa Hè Thu
15:56' - 12/06/2018
Chủ động ứng phó với thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn, hạn hán, các địa phương trong cả nước đang khẩn trương xuống giống vụ Hè Thu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
15:54'
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 27/CĐ-TTg (ngày 2/4/2025) của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người
15:20'
Hãng Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền quân sự Myanmar cho biết, tính đến ngày 2/4, số người thương vong trong trận động đất kinh hoàng hôm 28/3 đã tăng lên thành 2.886 người.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp đến Kazakhstan và các nước CIS
14:50'
Chuyến bay VJ52 của Hãng hàng không Vietjet bay bằng tàu bay A330/300 từ Almaty (Kazakhstan) đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí
14:25'
Ngày 2/4, Malaysia bắt đầu điều tra về các biện pháp đảm bảo an toàn tại địa điểm xảy ra vụ nổ đường ống dẫn khí của tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas xảy trước đó 1 ngày ở bang Selangor.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công An Việt Nam tìm kiếm cứu trợ người dân Myanmar sau động đất
14:08'
Đoàn cứu trợ của Bộ Công an Việt Nam không chỉ tập trung vào công tác tìm kiếm và cứu nạn, mà còn cử các tổ công tác hỗ trợ, giúp người dân ổn định cuộc sống tại các khu lán trại tạm thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Điểm thi đánh giá năng lực HSA năm 2025 tăng nhẹ
13:01'
So với các đợt thi tháng 3 của các năm trước đây, điểm thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 3-5 điểm theo thang điểm 150).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ biển xanh đến vườn nho: Du lịch Ninh Thuận và những điều tuyệt vời
12:58'
Để phát huy hơn nữa giá trị cây nho và sản phẩm đặc thù nho, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách giới thiệu và phát triển các giống nho tươi mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình
12:55'
Từng là loại tranh dùng để thờ cúng từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do sạt lở
12:20'
Với nhiều vết nứt lớn kéo dài do ảnh hưởng từ bão số 3 vào tháng 9/2024 đang tiếp tục mở rộng đe dọa đến an toàn tính mạng của nhiều hộ dân, Lào Cai đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.