Các địa phương khẩn trương xuống giống vụ lúa Hè Thu
* Tại Quảng Ngãi: Theo lịch thời vụ, tỉnh Quảng Ngãi đã phải hoàn thành xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2018, nhưng do mưa lớn của đợt ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vào đầu tháng 6/2018, đến nay chỉ mới có 80% diện tích ruộng được xuống giống.
Ngay sau khi nước bắt đầu rút, chính quyền huyện Mộ Đức đã vận động nông dân ra đồng làm đất, chuẩn bị xuống giống. Theo kế hoạch, vụ này huyện Mộ Đức sẽ xuống giống 5.100 ha lúa, thời gian qua huyện đã xuống giống được khoảng 4.200 ha. Đối với diện tích lúa đã sạ nhưng bị ngập úng, cơ quan chức năng đã chỉ đạo tiêu thoát nước dọc sông Thoa và mở đập thoát nước. Bà Phan Thị Nguyệt, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức cho biết, để tránh trường hợp mưa dông vào buổi chiều gây ngập úng, hư hỏng số lúa vừa sạ thì trên các thửa ruộng chúng tôi đã đánh rãnh để nước thoát; đồng thời, để đảm bảo kịp thời vụ thì ưu tiên sạ những thửa ruộng cao trước. Vụ hè thu năm nay toàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ sạ hơn 35.000 ha lúa, phấn đấu đạt năng suất bình quân 58 tạ/ha. Để đạt kế hoạch này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng các địa phương đã tập trung triển khai lịch thời vụ, cơ cấu giống, cung ứng nguồn giống, phân bón, nước tưới đảm bảo thời gian xuống giống. Tuy nhiên, do đợt mưa lớn đầu tháng 6 đã làm ảnh hưởng lớn đến lịch thời vụ. Ông Phạm Bá, Phụ trách Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi cũng đưa ra khuyến cáo, nông dân phải tranh thủ mọi thời gian để làm đất, xuống giống nhằm rút ngắn thời gian chậm trễ, không để ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này. * Tại Ninh Thuận: Trước tình trạng khô hạn đang diễn ra gay gắt, có thể kéo dài đến tháng 9/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã khuyến cáo các địa phương chủ động nước tưới hiện có ở các hồ chứa để thực hiện gieo cấy đồng loạt, không để trễ thời vụ gieo cấy Hè Thu, dẫn đến sản xuất không đạt hiệu quả. Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận) cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh Ninh Thuận không có trận mưa nào nên không ít địa phương bị động trong sản xuất. Vụ Hè Thu 2018, ngành nông nghiệp chỉ cho các địa phương chủ động nước tưới như huyện Ninh Phước, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Sơn và một số khu vực ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tiến hành gieo cấy với tổng diện tích 12.539 ha, giảm hơn 100 ha so với cùng kỳ năm 2017. Để chủ động ứng phó, ngành nông nghiệp đề nghị chính quyền các địa phương cần thông báo lịch thời vụ cũng như tình hình nguồn nước hiện có ở các hồ chứa, để khuyến khích người dân khẩn trương tiến hành gieo cấy kịp thời vụ, tránh tình trạng gieo trễ dẫn đến cuối vụ thiếu nước tưới, gây thiệt hại cho sản xuất, bởi diễn biến của khô hạn không thể lường trước. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, nhiều địa phương trong tỉnh được gieo cấy vụ Hè Thu 2018 chủ yếu dựa vào nguồn nước được xả từ hồ Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) qua hệ thống Nhà máy thủy điện Đa Nhim xuống.Thực tế, hiện nay lượng nước của hồ Đơn Dương chỉ còn 58,81 triệu m3/165 triệu m3, chỉ đạt 35,64% dung tích thiết kế. Hơn nữa lưu lượng nước vào hồ chỉ khoảng 12 m3/s, nhưng hiện phải xả với lưu lượng hơn 20 m3/s để phục vụ cho cả sinh hoạt và sản xuất vụ Hè Thu. Nếu không có mưa, không khẩn trương gieo cấy đồng loạt thì nguy cơ thiếu nước tưới đến cuối vụ khó tránh khỏi.
Theo ông Phạm Ngọt, Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận), hiện nay lượng nước tích trữ được tại 21 hồ chứa trong tỉnh do đơn vị quản lý giờ chỉ còn 99,59 triệu m3/194,49 triệu m3, chỉ đạt 51,2% dung tích thiết kế. Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do hạn hán gây ra liên quan đến nguồn nước; đồng thời thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, công ty phải thực hiện việc cung cấp nước theo thứ tự ưu tiên, trước mắt đó là nước phục vụ cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc và sau đó mới là nước phục vụ cho sản xuất theo kế hoạch gieo cấy vụ Hè Thu. Việc quản lý nguồn nước ở các hồ chứa đang được Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận thực hiện một cách nghiêm ngặt, điều tiết nước tưới một cách hợp lý để đáp ứng cho cả sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ở một số địa phương trong tỉnh. Hiện nay, nhiều địa phương như huyện Thuận Nam, huyện Thuận Bắc và huyện Bác Ái đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vụ Hè Thu vì thiếu nước tưới. Riêng ở huyện Thuận Nam, do các hồ chứa cạn nước, chỉ ưu tiên cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc nên hầu hết diện tích gieo cấy phải ngưng sản xuất./.- Từ khóa :
- lúa hè thu
- xuống giống
- vụ lúa hè thu
- quảng ngãi
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mô hình luân canh lúa-tôm giúp nông dân vượt khó
09:43' - 11/06/2018
Luân canh trồng lúa kết hợp với nuôi tôm theo mô hình 1 vụ lúa vào mùa mưa và 1 vụ tôm vào mùa khô hạn là cách làm đầy sáng tạo.
-
Tin ảnh
Ngắm cánh đồng lúa chín vàng từ đỉnh Hang Múa
10:11' - 08/06/2018
Những cánh đồng lúa chín vàng dải dài dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản thế giới tuần qua: Giá ngô và lúa mỳ giảm trên 3%
09:06' - 04/06/2018
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ), giá các loại nông sản sụt giảm trong tuần giao dịch kết thúc vào ngày 1/6
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ động phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa ở phía Bắc
15:47' - 26/05/2018
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ Hè Thu, vụ Mùa 2017 bệnh lùn sọc đen hại lúa tái bùng phát, gây thiệt hại nặng ở một số tỉnh phía Bắc, nhiều diện tích bị bệnh nặng không cho thu hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMN 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 22/11/2024
19:30' - 21/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTV 22/11 - Kết quả Xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024 - SXTV Hôm nay - KQXSTV 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSTV 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSTV Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSTV ngày 22/11. Kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Trà Vinh Thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSVL 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024. SXVL ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
Bnews. XSVL 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSVL thứ Sáu. Trực tiếp KQXSVL ngày 22/11. Kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSBD 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. SXBD ngày 22/11
19:00' - 21/11/2024
XSBD 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSBD Thứ Sáu. Trực tiếp KQXSBD ngày 22/11. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay ngày 22/11/2024. Kết quả xổ số Bình Dương hôm nay.Kết quả xổ số Bình Dương.