Trung Quốc hưởng lợi khi Mỹ căng thẳng với các đồng minh
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định có thể đẩy mạnh quan hệ của Mỹ với các đối tác thương mại châu Á của Trung Quốc và đem đến cho Washington đòn bẩy có thể tác động buộc Trung Quốc mở cửa thị trường.
Hiện nay, việc đánh thuế vào mặt hàng nhôm, thép, trong đó Mỹ phần lớn nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) và Canada, đã làm lợi cho Trung Quốc do hành động đó đã tạo ra mối bất hòa lớn giữa Mỹ với các đồng minh gần gũi nhất.
Tình trạng cô lập của Mỹ cũng phục vụ cho câu chuyện mà Trung Quốc thường kể rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy, đồng thời nó giúp Trung Quốc thực hiện các mục tiêu làm suy yếu các cơ chế quan trọng như G7 mà Trung Quốc không phải là thành viên.
Từ chỗ được xem là quốc gia đặt nền tảng cho tự do thương mại và bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật pháp, hiện nay Mỹ bị coi là yếu tố gây cản trở cho tiến trình này.
Tại Đối thoại Shangri-La vừa qua diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen chỉ trích Mỹ và Trung Quốc là các nhân tố làm xói mòn các thỏa thuận đa phương có lợi cho toàn khu vực.
Ông nói: “Nếu các tiêu chí toàn cầu không được bảo vệ hoặc gìn giữ, sự đổ vỡ có thể đe dọa thực sự đến các cơ chế an ninh và thương mại đang tồn tại, sau đó tất cả chúng ta sẽ bước vào giai đoạn khó khăn”.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cũng nhấn mạnh rằng “trong bối cảnh Mỹ đảo ngược các vai trò của họ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành 'nhà vô địch' của chủ nghĩa toàn cầu”. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã nêu cao tự do thương mại và phản đối các chính sách bảo hộ.
Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầy quyền lực.Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đang thúc đẩy một loạt thách thức đối với Mỹ và đồng minh trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự và hệ tư tưởng. Một chiến lược tổng quát có hiệu quả để đối phó với các thách thức đó cần bắt đầu bằng việc hình thành một liên minh làm đối trọng với Trung Quốc và trong liên minh đó, Mỹ vẫn dẫn đầu và giữ vị trí trung tâm.
Những tiêu chí đầu tiên cho liên minh này cần phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc ép Trung Quốc cắt bỏ các khoản viện trợ của Chính phủ cho các công ty và có thể đối phó với Kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc đến năm 2025” - một lộ trình nhằm đưa Trung Quốc thống trị hầu hết các nền công nghệ trong tương lai, bao gồm ngành robot học và trí tuệ nhân tạo.
Tương tự như vậy, sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn quyền của các nước trong việc khai thác các nguồn tài nguyên trong phạm vi chủ quyền hàng hải hợp pháp của họ. Để bảo vệ những quyền này cũng như bảo vệ tự do hàng hải, cần có sự hỗ trợ chủ động từ các nước cùng chung quan điểm, bao gồm các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.
Nếu chính quyền Trump thực sự tìm kiếm biện pháp giải quyết các thách thức đặt ra từ phía Trung Quốc vốn được đề cập trong các văn bản chiến lược như Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia thì cần phải làm giảm bớt khuynh hướng độc đoán, bảo hộ của Tổng thống Trump, xây dựng lại các mối quan hệ với đồng minh, khôi phục lòng tin và vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Các mối quan hệ liên minh cần ở vị trí trung tâm trong chiến lược của Mỹ nhằm thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh.Tới khi Washington hiểu được những điều này, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục khai thác các cơ hội mà họ đang nắm giữ./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang “phủ bóng” lên thị trường chứng khoán châu Á
15:42' - 18/06/2018
Lo ngại mới về một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đẩy hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á hạ điểm trong phiên giao dịch đầu tuần 18/6.
-
Doanh nghiệp
Nhà máy khí đốt tự nhiên đầu tiên của Trung Mỹ sẽ hoạt động tại Panama
14:29' - 18/06/2018
Nhà máy sản xuất năng lượng bằng khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) đầu tiên ở khu vực Trung Mỹ sẽ khánh thành vào tháng 8 tới đây.
-
Đời sống
Giới lập pháp và Đệ nhất phu nhân Mỹ: Nên ngừng chính sách chia tách gia đình người di cư
12:28' - 18/06/2018
Chính sách mới của Tổng thống Trump về việc tách trẻ em trong các gia đình nhập cư bất hợp pháp khỏi cha mẹ mình đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nhà lập pháp Cộng hòa và Dân chủ.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ-EU: Rủi ro và giải pháp của châu Âu (Phần 3)
05:30' - 18/06/2018
Các nước châu Âu cần thích nghi với những cuộc xung đột chính trị liên tục với Washington khi mà nguy cơ về một cuộc chiến thương mại trong quan hệ kinh tế giữa hai bờ Đại Tây Dương có thể sẽ còn đó.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ - Trung kêu gọi đối thoại giải quyết căng thẳng thương mại
11:59' - 17/06/2018
Ủy ban Thuế quan Trung Quốc quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với hơn 600 mặt hàng với tổng trị giá 50 tỷ USD của Mỹ để đáp trả hành động tương tự của Nhà Trắng
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại Mỹ-EU: Rủi ro và giải pháp của châu Âu (Phần 2)
06:30' - 17/06/2018
Thuế quan của Mỹ đe dọa hệ thống thương mại thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn dựa trên ý tưởng rằng xung đột thương mại giữa các quốc gia sẽ được đưa ra phân xử trước tổ chức này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.