Giới doanh nghiệp Mỹ - Trung kêu gọi đối thoại giải quyết căng thẳng thương mại
Các doanh nghiệp và tập đoàn thương mại tại Mỹ và Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về những hậu quả của cuộc xung đột thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Việc Ủy ban Thuế quan Trung Quốc quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với hơn 600 mặt hàng với tổng trị giá 50 tỷ USD của Mỹ để đáp trả hành động tương tự của Nhà Trắng đã khơi mào cho một cuộc chiến thương mại, đe dọa gây thiệt hại lớn cho thương mại song phương. Các biện pháp "ăn miếng trả miếng" này đồng thời có nguy cơ gây tổn hại đến các nhà xuất khẩu và các công ty đa quốc gia của Mỹ quan tâm tới thị trường Trung Quốc tiềm năng.Cargill, công ty tư nhân lớn nhất của Mỹ chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đã kêu gọi Washington và Bắc Kinh đối thoại để các doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng sẽ không bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại. Phó Chủ tịch Cargill Devry Boughner Vorwerk nhận định xung đột thương mại sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm, cũng như gây tổn hại đến những đối tượng dễ tổn thương nhất trên thế giới.Tương tự, người phát ngôn tập đoàn Archer Daniels Midland về kinh doanh nông sản cũng bày tỏ hy vọng hai nước nên theo đuổi đối thoại song phương, nhấn mạnh Trung Quốc vẫn "tiếp tục là một thị trường xuất khẩu quan trọng của nông sản Mỹ".
Trong khi các tập đoàn và doanh nghiệp thương mại Mỹ bày tỏ quan ngại về "vòng xoáy" căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, một số công ty và doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing cho biết đang bắt đầu đánh giá những tác động từ các biện pháp thuế của Trung Quốc. Boeing đã thu về khoảng 12,8% trong tổng doanh thu năm 2017 từ Trung Quốc và luôn được xem là một trong những công ty đa quốc gia Mỹ dễ bị tổn thương nhất trước một cuộc chiến thương mại "tổng lực".Người phát ngôn Boeing Charles Bickers đánh giá mọi hành động trả đũa có thể tác động đến chuỗi cung ứng và hoạt động thương mại của họ. Ông cho biết Boeing sẽ tiếp tục tiếp xúc với lãnh đạo hai nước để kêu gọi một cuộc đối thoại hiệu quả nhằm giải quyết những khác biệt thương mại, nhấn mạnh một nền công nghiệp hàng không vũ trụ mạnh mẽ và thành công mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai nước.
Trong khi đó, Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ (AAFA) cũng cảnh báo những biện pháp đáp trả của Trung Quốc có thể đe dọa nông dân Mỹ và các nhà sản xuất dệt may cũng như tăng chi phí cho chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp này. Chủ tịch AAFA Rick Helfenbein cho rằng Quốc hội cần vào cuộc để chấm dứt "nỗi ám ảnh nguy hiểm này".Trước đó ngày 15/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách các mặt hàng tổng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc bị áp mức thuế 25% với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc sau đó tuyên bố áp thuế bổ sung 25% đối với 659 mặt hàng có tổng trị giá 50 tỷ USD của Mỹ.Theo đó, 545 mặt hàng nông sản, cá và phương tiện giao thông với giá trị 34 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ nằm trong danh sách trên sẽ được áp dụng mức thuế quan mới ngay từ ngày 6/7, trong khi thời gian áp thuế bổ sung đối với 114 mặt hàng còn lại sẽ được thông báo sau.
- Từ khóa :
- mỹ
- trung quốc
- chiến tranh thương mại
- wto
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Quan ngại về chiến tranh thương mại tác động tới các thị trường
08:36' - 06/06/2018
Lo ngại về nguy cơ diễn ra một cuộc chiến thương mại tiếp tục đè nặng lên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 5/6.
-
Chứng khoán
Lo ngại kịch bản chiến tranh thương mại đẩy chứng khoán châu Á đi xuống
17:43' - 01/06/2018
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/6, lo ngại về nguy cơ nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu khiến hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Fed cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đặt kinh tế Mỹ trước nhiều rủi ro
10:58' - 12/04/2018
Fed cho rằng chính các hành động trả đũa thương mại của các quốc gia khác mới là yếu tố gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.