Trường Cao đẳng nghề đầu tiên trong cả nước đào tạo theo tiêu chuẩn châu Âu
Nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và hội nhập quốc tế, năm 2016, Trường Cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã triển khai tổ chức đào tạo nghề chất lượng cao theo khung năng lực Châu Âu, do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp hỗ trợ đào tạo.
Đây là 1 trong 3 trường của cả nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn để đào tạo nghề chất lượng cao theo khung năng lực Châu Âu, từ chương trình hợp tác hỗ trợ đào tạo nghề giữa chính phủ Việt Nam và Pháp.
Tại Khoa công nghệ ô tô, Trường Cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất, 33 em được tuyển chọn đào tạo nghề chất lượng cao theo tiêu chuẩn Châu Âu. Tiết học được các chuyên gia Pháp trực tiếp hỗ trợ giảng dạy cùng với giáo viên nhà trường, giúp các em tiếp thu chương trình học tốt hơn.
Em Tạ Lam, khoa công nghệ ô tô cho biết: Việc có giáo viên nước ngoài về dạy cùng với giáo viên của trường đã giúp chúng em biết thêm nhiều kiến thức mới, giải đáp nhiều thắc mắc của chúng em. Em tin tưởng rằng, với việc học tập này, ngay khi ra trường chúng em có thể làm việc đáp ứng yêu cầu của các công ty.
Lâu nay các trường của Việt Nam chủ yếu đào tạo lý thuyết nên khi ra trường sinh viên không làm việc được ngay mà các công ty, doanh nghiệp phải mất công đào tạo lại. Vì vậy nhiệm vụ của các chuyên gia Pháp là xây dựng chương trình đào tạo nghề chất lượng cao phù hợp với yêu cầu tại Việt Nam và hỗ trợ phương pháp, cách thức giảng dạy cho giáo viên.
Ông Francois Sanchez, chuyên gia Pháp cho biết: Để đáp ứng yêu cầu của trường cũng như nâng cao chất lượng dạy - học, đáp ứng yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp, đầu tiên chúng tôi khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp từ đó biên soạn chương trình đào tạo cho phù hợp.
Chúng ta phải làm sao để một sinh viên có cơ hội thực hành nhiều, gắn lý luận với thực tiễn, họ phải thật sự lành nghề trước khi ra trường. Có như vậy họ mới không bỡ ngỡ và có thể làm việc ngay khi tốt nghiệp.
Theo các chuyên gia pháp, đào tạo nghề cho người lao động ở Việt Nam lâu nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp.
Chương trình đào tạo ít cập nhật theo sự phát triển của khoa học, công nghệ và đặc biệt là sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề còn quá lỏng lẻo. Vì vậy, chương trình sẽ giúp khắc phục những hạn chế đó, gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề và thị trường lao động, kết nối cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp, đảm bảo người học có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Ông Jean Jacques Diverchy, chuyên gia Pháp chia sẻ: Tôi nhận thấy ở Việt Nam các doanh nghiệp không tham gia vào quá trình đào tạo nghề của các trường.
Quan hệ giữa trường và doanh nghiệp rất hạn chế, các doanh nghiệp chỉ hưởng thụ chứ không có nghĩa vụ đào tạo. Vì vậy, chúng tôi tổ chức cho các trường hội thảo với doanh nghiệp xem nhu cầu của họ cần gì, từ đó các trường tập trung đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Tại Trường Cao đẳng kỹ nghệ Dung Quất hiện có gần 60 em tham gia đào tạo nghề chất lượng cao theo khung năng lực Châu Âu với các ngành công nghệ ô tô và điện, điện tử.
Để được theo học các lớp này, các em phải qua thi tuyển chọn. Hiện tất cả các em đào tạo nghề chất lượng cao theo khung năng lực Châu Âu đều đã được các doanh nghiệp lớn tại Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp của tỉnh và khu vực miền Trung đăng ký tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tây, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất cho biết: Tuy chỉ mới bắt đầu nhưng chúng tôi thấy rằng sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài vào công tác dạy nghề đã giúp gắn kết trường với doanh nghiệp, từ đó tạo việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường.
Từ trước đến nay, việc làm cho sinh viên luôn là vấn đề nóng, vì vậy đào tạo nghề chất lượng cao giúp các em yên tâm học tập, vì khi ra trường đã có nơi làm việc. Thời gian tới chúng tôi sẽ tìm thêm nhiều doanh nghiệp để kết nối đào tạo, đồng thời cũng tìm thêm sự hợp tác đào tạo của nhiều nước trên thế giới.
Dựa theo chuẩn đầu ra, cùng với doanh nghiệp thiết kế chương trình đào tạo nghề đã tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề và thị trường lao động, kết nối cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp, đảm bảo người học có việc làm sau tốt nghiệp.
Đây là cách đào tạo nghề chất lượng cao theo khung năng lực Châu Âu do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp hỗ trợ từ chương trình hợp tác hỗ trợ đào tạo nghề giữa chính phủ Việt Nam và Pháp.
Từ cách làm này, Trường cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất sẽ áp dụng để tiếp tục đào tạo một số nghề và cam kết sẽ tạo việc làm cho 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp từ chương trình đào tạo này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
12.600 tỷ đồng đào tạo nghề lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020
12:25' - 23/03/2017
Tổng kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho giai đoạn 2016-2020 là 12.600 tỷ đồng; đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn
16:04' - 08/03/2017
Trong năm 2017, Vĩnh Long sẽ đào tạo nghề cho 5.500 lao động nông thôn, trong đó dự kiến đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.500 người, đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 4.000 người.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 1,4 triệu lao động giai đoạn 2016-2020
18:28' - 19/01/2017
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối tượng đào tạo là lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dành 1.750 tỷ đồng đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2017-2020
16:11' - 29/11/2016
Dự thảo Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 với mục tiêu là đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 900.000 lao động nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.