Truyền thông Mỹ đánh giá tác động của CPTPP đến nền kinh tế số 1 thế giới
Trong bối cảnh 11 nước tham gia đàm phán còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa ký kết thỏa thuận tại thủ đô Santiago của Chile, truyền thông Mỹ đã có nhiều bài viết đánh giá những tác động của sự kiện này đối với nền kinh tế số 1 thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, tờ New York Times đã đăng bài viết với tiêu đề "Các đồng minh của Mỹ ký một thỏa thuận thương mại thách thức Tổng thống Trump", theo đó, cho rằng hiệp định thương mại tự do của khu vực châu Á - Thái Bình Dương từng được Mỹ đi đầu với mục tiêu làm đối trọng với sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Á giờ đây có một mục tiêu mới, đó là chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Donald Trump.
Nhóm 11 quốc gia, trong đó có cả những đồng minh chủ chốt của Mỹ là Nhật Bản, Canada và Australia - đã ký một hiệp định thương mại mới thách thức quan điểm của Tổng thống Trump vốn coi thương mại là "trò chơi có tổng bằng không", chỉ có người thắng và kẻ thua.
Với 500 triệu dân sống bên hai bờ Thái Bình Dương, CPTPP sẽ tượng trưng cho tầm nhìn mới về thương mại toàn cầu trong bối cảnh Mỹ đang đe dọa áp đặt mức thuế nhập khẩu mới đối với nhôm và thép ngay cả đối với những bạn bè và láng giềng thân cận nhất của mình.
Báo trên nêu rõ CPTPP giảm mạnh thuế quan và ấn định những quy định thương mại mới tại các thị trường chiếm 1/7 nền kinh tế thế giới. Hiệp định này mở ra nhiều thị trường hơn nữa cho tự do giao dịch nông sản và các dịch vụ số trên toàn khu vực.
Đơn cử như thịt bò của Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 48,5% tại Nhật Bản trong khi thịt bò của Australia, New Zealand và Canada sẽ không bị áp thuế.
Theo phân tích của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, một khi có hiệu lực, hiệp định này có thể giúp thu nhập toàn cầu tăng thêm 147 tỷ USD.
Ngoài ra, những người ủng hộ hiệp định này cũng kỳ vọng CPTPP sẽ củng cố việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bao hàm những ngôn từ có thể buộc các nước thành viên phải cải thiện điều kiện lao động.
Dẫn lời bà Wendy Cutler - từng là nhà đàm phán của Mỹ tham gia tiến trình đàm phán TPP, tờ New York Times cho rằng Washington khó có thể phớt lờ những quy định mà tất cả những nước khác đã nhất trí và sẽ phải xem xét kỹ lưỡng những quy định này. Bà dự đoán theo thời gian, Mỹ có thể muốn xem xét lại việc gia nhập TPP.
Trong khi đó, với tiêu đề "Thiếu Mỹ, TPP vẫn được xúc tiến", tờ Wall Street Journal cho rằng khi Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi TPP, có lẽ ông đã nghĩ rằng hiệp định gây tranh cãi này đã bị "quẳng vào sọt rác" của lịch sử và Mỹ là quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong số các quốc gia tham gia TPP.
Giờ đây, việc các nước từng cùng Mỹ đàm phán TPP đặt bút ký vào CPTPP chứng tỏ chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Tổng thống Trump đang cô lập nước Mỹ đến mức nào cũng như những tính toán sai lầm - nhất là việc từ bỏ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) - sẽ khiến giới doanh nghiệp và người lao động Mỹ khó có thể nắm bắt những cơ hội toàn cầu vốn có ý nghĩa quan trọng sống còn. CPTPP sẽ gây những tác động đáng kể đối với Mỹ.
Các nhà sản xuất, nông dân và cung cấp dịch vụ của Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cạnh tranh tại những thị trường TPP chủ chốt, nhất là Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam.
Theo Wall Street Journal, CPTPP là minh chứng mới nhất cho thấy các quốc gia khác đang đẩy nhanh những nỗ lực ký kết các thỏa thuận thương mại.
Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã ký kết một hiệp định thương mại khổng lồ - chủ yếu dựa trên các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nhật Bản như một phần của TPP. EU cũng vừa ký kết một thỏa thuận mới với Canada và đang tìm cách nâng cấp thỏa thuận với Mexico.
Trong khi đó, Trung Quốc cùng 15 nền kinh tế khác của châu Á đang tiếp tục đàm phán một hiệp định khu vực quan trọng.
Tuy nhiên, các quốc gia hầu như không nhiệt tình đàm phán những thỏa thuận thương mại mới với Mỹ. Ngay như Nhật Bản đã từ chối tiến hành đàm phán song phương, và một thỏa thuận "nhanh" với Anh khó có thể xảy ra trước năm 2019 do các cuộc đàm phán về việc Anh rời khỏi EU - Brexit - kéo dài.
Những tuyên bố gần đây của Tổng thống Trump tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos rằng ông có thể xem xét lại việc gia nhập TPP nếu như thỏa thuận được sửa đổi đáng kể càng cho thấy rõ rằng Washington không thể khởi động các cuộc đàm phán song phương.
Còn bài báo với tiêu đề "Liệu Tổng thống Trump có quay trở lại với TPP? Hy vọng như vậy" đăng trên mạng tin Bloomberg cho biết gần đây bắt đầu xuất hiện những thông tin về lý do khiến chính quyền của Tổng thống Trump xem xét quay trở lại TPP "hồi sinh" dưới hình thức CPTPP.
Theo bài viết, những quan ngại về vị thế chi phối địa chính trị của Trung Quốc tại châu Á sẽ là nhân tố chính mà Mỹ tính đến nếu cân nhắc việc tham gia CPTPP.
Nếu thiếu sự lãnh đạo của Mỹ, Trung Quốc có thể ấn định những quy định thương mại toàn cầu. Điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương, ngược lại vị thế của Mỹ bị sụt giảm.
Đó là chưa kể với việc các tiêu chuẩn và quy định mậu dịch quốc tế toàn cầu có thể bị định hình lại theo hướng có lợi cho các công ty Trung Quốc hơn là cho các công ty Mỹ.
Bài báo kết luận rút khỏi TPP có thể làm hài lòng một số người ủng hộ Tổng thống Trump, song đối với cả nước Mỹ thì đây là động thái "gậy ông đập lưng ông". /.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: CPTPP giúp Việt Nam có điều kiện tiếp tục cất cánh ở mức độ mới
07:48' - 09/03/2018
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, việc Việt Nam tham gia ký kết CPTPP cũng chính là một bước cụ thể hóa chiến lược về đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Ký kết CPTPP: Thương mại tiến bộ là lựa chọn cho tương lai
07:28' - 09/03/2018
Chiều 8/3 tại thủ đô Santiago của Chile, đại diện 11 nước tham gia ký kết tham dự buổi họp báo thông tin về kết quả ký kết cũng như hướng đi trong tương lai sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Canada, Chile và New Zealand thúc đẩy hợp tác sau khi ký kết CPTPP
07:24' - 09/03/2018
3 nước Chile, Canada và New Zealand đã ký một tuyên bố chung khẳng định tăng cường quan hệ hợp tác trong khuôn khổ hiệp định đầy tham vọng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Chile: CPTPP là một cam kết về sự hội nhập
07:13' - 09/03/2018
Tổng thống Chile Michelle Bachelet tuyên bố, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP) được ký kết ngày 8/3 tại thủ đô Santiago của nước này là một cam kết về sự hội nhập.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cần chủ động trước cơ hội và thách thức từ CPTPP
02:54' - 09/03/2018
Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội, song cũng đối mặt với không ít thách thức từ CPTPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025
14:36'
Sáng 7/7 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề: "Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo".
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút hơn 3,7 tỷ USD vào các khu công nghiệp sau hợp nhất
14:35'
Các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh mới đặt mục tiêu thu hút đầu tư kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt 3,73 tỷ USD trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc WHO
14:33'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.