Vai trò của đặc khu kinh tế trong chính sách “Make in India” của Ấn Độ (Phần 1)
Kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi công bố sáng kiến trên vào tháng 9/2014, đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận những thay đổi đáng kể trong vấn đề hoạch định chính sách, cải cách quy trình, thủ tục để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy ngành sản xuất trong nước.
Mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT) được triển khai tại Ấn Độ từ khá sớm, song chúng chưa thực sự thể hiện được vai trò động lực trong những dự án thuộc ''Make in India”.Trong thời gian tới, giới chức nước này đang xem xét việc lồng ghép các ĐKKT ven biển hiện nay vào một kế hoạch bao quát nhằm phát triển khu vực ven biển phía Đông nhằm đem lại sự thay đổi tích cực cho các ĐKKT này.Điểm yếu trong mô hình ĐKKT của Ấn Độ
Trước năm 2000, Ấn Độ đã thành lập một số khu chế xuất, mặc dù có cấu trúc tương tự với ĐKKT hiện đại, song chúng không thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Ấn Độ. Đến tháng 4/2000, chính phủ nước này đã bắt đầu triển khai các ĐKKT, với mô hình khu kinh tế tự do dựa trên kinh nghiệm và sự thành công của Trung Quốc.Các ĐKKT là những khu vực mà doanh nghiệp được đối xử ưu đãi hơn các vùng khác về tỷ suất thuế và phạm vi hoạt động, với mục tiêu kích thích cả đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu của Ấn Độ và tạo ra cơ hội việc làm mới.
Bộ luật về Khu vực kinh tế đặc biệt của Ấn Độ năm 2005 tiếp tục sửa đổi chính sách đầu tư nước ngoài của nước này và chuyển đổi các khu chế xuất thành các ĐKKT. Đến năm 2006, bộ các quy định về ĐKKT ra đời với những quy trình hoàn chỉnh, từ việc đề xuất và cấp phép thành lập ĐKKT đến thiết lập một đơn vị cơ sở trong ĐKKT. Tính đến tháng 9/2017, có 221 ĐKKT đang hoạt động tại Ấn Độ.Theo nhà phân tích Amitendu Palit tại Viện nghiên cứu Nam Á (ISAS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS), có nhiều nguyên nhân mà các ĐKKT ở Ấn Độ chưa đạt được nhiều thành quả như ở nhiều nền kinh tế châu Á khác.Đề cập đến hình mẫu ĐKKT thành công vượt bậc trong khu vực không thể không nhắc tới Thâm Quyến ở Trung Quốc, Incheon ở Hàn Quốc, Khu vực kinh tế Bờ Đông ở Malaysia, hay Bintan và Batamin ở Indonesia.Ngoài ra, các nước có ĐKKT kém nổi tiếng hơn nhưng cũng có kết quả hoạt động đáng chú ý là Philippines, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), và gần Ấn Độ là Chittagong ở Bangladesh.
Các nước láng giềng ven biển của Ấn Độ như Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka và Myanmar đều đang tích cực triển khai các khu kinh tế tự do nhằm kiến tạo chúng trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp.
Tất nhiên, Ấn Độ không nhất thiết phải cạnh tranh với những gì các nước láng giềng đang làm. Dù vậy, sự thành công của Ấn Độ trong việc thúc đẩy những ngành công nghiệp thâm dụng lao động và định hướng xuất khẩu đã có thể lớn hơn nhiều nếu nước này có những ĐKKT mạnh mẽ.Bằng chứng cho thấy các khu vực kinh tế này không chỉ đem lại lợi ích cho xuất khẩu, mà còn đóng góp tích cực cho phần còn lại của nền kinh tế như hỗ trợ kết nối đô thị và mở rộng bán lẻ.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo đột phá cho các khu kinh tế trọng điểm - Bài học từ Thái Lan
20:47' - 12/06/2018
Việt Nam cần đưa ra một mô hình liên kết sáng tạo và bền vững để vùng kinh tế trọng điểm thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh và Thái Lan được xem là mô hình có thể học hỏi.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý chặt chẽ đất đai tại các đặc khu kinh tế
08:56' - 03/06/2018
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương rà soát lại quy hoạch, quản lý chặt chẽ đối đất đai tại các đặc khu kinh tế, không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản tại các địa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Cần thu hút đầu tư đặc biệt về giáo dục, đào tạo vào các đặc khu
13:17' - 23/05/2018
Nhà nước phải tìm được một người xuất sắc để trao cho họ quyền quyết định; cần phải mạnh dạn thiết kế một mô hình tư lệnh của đặc khu hoạt động với cơ chế đặc biệt.
-
Kinh tế Thế giới
Lào phát triển các đặc khu kinh tế
15:15' - 16/01/2018
Chính phủ Lào đang chú trọng phát triển các đặc khu kinh tế (SEZ) với mục tiêu tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.