Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Cần thu hút đầu tư đặc biệt về giáo dục, đào tạo vào các đặc khu
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Chia sẻ ý kiến bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là một dự án luật quan trọng của Kỳ họp lần này. Theo các đại biểu, bên cạnh những cơ chế thu hút đầu tư về kinh tế, cần có cơ chế thu hút đầu tư đặc biệt về giáo dục, đào tạo vào các đặc khu để tạo nền tảng vững chắc, phát triển bền vững.
* Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, sự thành bại của một đặc khu phụ thuộc vào chính con người. Hiện nay, những cán bộ quản lý ở vùng xây dựng đặc khu mới chỉ đáp ứng vị trí thẩm quyền cấp huyện. Vân Đồn, Phú Quốc hay Bắc Vân Phong trước đây không phải các trung tâm kinh tế lớn nên không sẵn có các nhân sự cấp cao, chuyên gia nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù. Khi các khu vực này trở thành đặc khu, họ sẽ phải giải quyết công việc cao hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi nguồn lao động cần giỏi về chuyên môn để chủ động và linh hoạt trong từng trường hợp. Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển đặc khu. Những nơi xây dựng đặc khu 80% là nông dân và ngư dân, vì vậy cần phải có chính sách thu hút đầu tư đặc biệt về giáo dục như các cơ chế chính sách về kinh tế. Cho rằng, kinh tế và xã hội phải phát triển song song khi xây dựng đặc khu, đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho biết, các cơ chế đầu tư cho kinh tế đối với các đặc khu đã tương đối hoàn thiện, tuy nhiên vấn đề về giáo dục vẫn chưa được xem xét cụ thể.Để phát triển các đặc khu hiệu quả, Nhà nước cần chọn lọc kỹ nguồn nhân lực chuẩn bị bước vào quá trình lao động sản xuất tại các đặc khu và chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện đang làm việc tại địa phương. Yêu cầu hiện nay là các địa phương quy hoạch lên đặc khu cần phải chủ động lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn cụ thể để đáp ứng một phần cho nguồn nhân lực tại địa phương.
"Nếu không được nâng cao trình độ, các lao động khó có thể giữ được việc làm khi thay đổi môi trường, họ sẽ sẽ trở nên lạc hậu, không theo kịp cuộc cách mạng 4.0 và có nguy cơ bị ra khỏi dây chuyền sản xuất", đại biểu Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh. *Chủ tịch đặc khu phải là người có tâm, có tầm Các đại biểu nhận định, đặc khu là một khu vực đặc biệt, vì vậy luật đặc khu kinh tế chắc chắn sẽ phải mang tính đột phá, tốt hơn các đạo luật khác. Bên cạnh những ưu đãi về thể chế, kinh tế, thu hút đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng phải trao cho người lãnh đạo của đặc khu công cụ để họ thực hiện những quyết sách. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nếu người đứng đầu có quá nhiều đặc quyền sẽ tạo ra vấn đề về lợi ích nhóm. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, khu hành chính - kinh tế đặc biệt không giống như khu sản xuất, khu kinh tế mở hay khu thương mại tự do… Chính vì vậy, việc tổ chức chính quyền ở đây phải có những quy định đặc biệt.Theo đại biểu, Nhà nước cần phải xây dựng một thể chế về tư lệnh đặc khu cho Chủ tịch UBND. Đây là một cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ và HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc. Vì vậy, Nhà nước phải tìm được một người xuất sắc để trao cho họ quyền quyết định; cần phải mạnh dạn thiết kế một mô hình tư lệnh của đặc khu hoạt động với cơ chế đặc biệt.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Bùi Sỹ Lợi khẳng định đã gọi là đặc khu kinh tế đặc biệt, phải có vượt trội, phải được thực nghiệm những chính sách mà pháp luật chưa quy định, nhưng không được trái với Hiến pháp. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có chế tài, quy định để quản lý chặt, gắn quyền với trách nhiệm. Quyền cao hơn, trách nhiệm phải lớn hơn.Theo đại biểu, Chủ tịch đặc khu rất quan trọng, phải là người có tâm, tầm và trách nhiệm với xã hội. Năng lực của người đứng đầu đặc khu cũng vượt qua ngoài khuôn khổ một địa phương, họ phải có tính quyết đoán và chấp nhận hy sinh khi có những quyết định không đem lại sự thành công. Để người đứng đầu đặc khu có thể thể hiện năng lực xuất chúng, Nhà nước phải có những cơ chế quy định quyền của Chủ tịch, nhưng phải gắn với trách nhiệm, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát để đảm bảo lợi ích cho đặc khu phát triển bền vững.
Phân tích tính hiệu quả khi xây dựng đặc khu, đại biểu Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh, đây là quyết định mang định đột phá, chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên Nhà nước tìm ra những nhân tố vượt trội để thúc đẩy kinh tế phát triển của ba miền."Chúng ta đang học hỏi kinh nghiệm của quốc tế, nên cần bình tĩnh xử lý. Không có việc gì mới, mang tính đột phá mà có thể hoàn toàn thắng lợi, vì thế, trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh để dần dần thành công chứ không nên cầu toàn", đại biểu nêu quan điểm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về 3 dự án luật
07:27' - 23/05/2018
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 23/5, Quốc hội dành cả ngày để cho ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 2 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
21:01' - 22/05/2018
Ngày 22/5/2018, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV:Nhiều kiến nghị phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
20:09' - 22/05/2018
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là cải cách hành chính, loại bỏ những thủ tục không cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17' - 21/05/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.