Vẫn chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trong câu chuyện thường nhật của những người dân ở quán nước ven đường gần đây có thêm đề tài sập biệt thự cổ và cháy chung cư cao tầng tại Hà Nội để bàn luận.
Mặc dù những vụ việc xảy ra chỉ là giọt nước tràn ly nhưng điều này đã thức tỉnh người dân nhận thức về sự an toàn trong cuộc sống và qua đó là câu chuyện về trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý lẫn cả chủ đầu tư sau những sự cố này.
Bất chấp hiểm họa
Sau sự cố sập căn biệt thự cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo, nhiều người dân đang sống trong những căn nhà kiểu này không khỏi lo lắng bởi nơi họ đang ở cũng xuống cấp nghiêm trọng. Vì cái tiếng “nhà phố”, “nhà cổ”, các thế hệ của nhiều gia đình vẫn tiếp tục bám trụ sinh sống trong những căn biệt thự cổ được cơi nới và gia cố. Quy định về bảo tồn đang ràng buộc khiến họ loay hoay và bị trói buộc giữa các phương án di dời hay cải tạo lại…Tuy nhiên, bài toán này vẫn chưa có lời giải bởi còn phụ thuộc cả đống quy định lẫn nỗi lo kinh phí đang chờ cơ quan quản lý nhà nước can thiệp.
Hàng chục năm không được tu sửa, việc xuống cấp là đương nhiên. Trong đó, nhiều nhà đã được bán lại cho người dân theo Nghị định 61 nên trách nhiệm tu sửa các công trình này không thể đòi hỏi nguồn vốn của nhà nước.Ông Hoàng Tú – Trưởng ban 61/CP Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng với những nhà ở chung như vậy thì kinh phí bảo trì phải do các hộ đang cùng sinh sống tại đó đóng góp. Tuy nhiên, thực tế thì không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế để chung tay góp sức tu sửa. Do đó, cảnh mạnh ai nấy làm diễn ra phổ biến. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình vì khi cải tạo tự do sẽ phá vỡ kết cấu chịu lực cũng như hiện trạng kiến trúc ban đầu.Còn theo ông Phạm Sỹ Liêm – Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Hà Nội, ngay cả việc bảo tồn cũng cần xem xét lại bởi có quá nhiều biệt thự đã mất đi cả hình dáng kiến trúc bên ngoài khiến người ta không nhận ra.
Hầu hết các nhà biệt thự cổ này đều nằm ở các tuyến phố trung tâm nên việc thuyết phục người dân di dời rất khó mặc dù chất lượng cuộc sống của họ trong những căn nhà này rất kém. Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 1.600 biệt thự cổ thì tới 300 cái không còn giá trị kiến trúc và có thể loại khỏi danh sách bảo tồn.Tuy nhiên, nhiều năm qua việc cải tạo quỹ nhà này vẫn dậm châm tại chỗ. Hiện nay, chất lượng những công trình này mới chỉ được đánh giá bằng cảm quan, chưa có cơ quan kiểm định riêng.
Được nâng lên đặt xuống nhiều lần nhưng giải pháp cụ thể, khả thi cho nhà phố cổ, nhà biệt thự cổ vẫn chưa có. Hai ngày sau sự cố 107 Trần Hưng Đạo, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu rà soát lại chung cư cũ, biệt thự cổ xuống cấp để đề xuất giải pháp xử lý đảm bảo an toàn cho người dân và công trình. Cùng đó, Bộ Xây dựng cũng có công văn yêu cầu các địa phương rà soát các công trình xây dựng hết niên hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu nguy hiểm; trong đó đặc biệt lưu ý các biệt thự cũ và các nhà cổ. Mặc dù vậy, những động thái của chính quyền cũng như các cơ quan quản lý vẫn chỉ là khi việc đã rồi. Câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” vẫn thường trực. Cháy nhà có ra mặt chuột?Sau vụ sập biệt thự cổ, hàng loạt vụ cháy xảy ra tại các chung cư cao tầng tại Hà Nội khiến người dân thêm hoang mang. Tâm lý chung của người đi mua nhà là chọn dự án, vị trí, xem thiết kế, chọn diện tích, hướng cửa – ban công… chứ ít ai quan tâm đến hệ thống phòng cháy chữa cháy. Bởi vậy, nếu nhìn vào số liệu cung cấp từ Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội sẽ khiến nhiều người giật mình.Tính đến quý II/2015, Hà Nội có 891 công trình nhà cao tầng. Trong số 779 công trình đã đưa vào sử dụng thì có 60 công trình chưa được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy, 121 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Đó là chưa kể tình trạng nhiều chung cư cao tầng vẫn được cấp phép xây dựng dù hồ sơ phòng cháy, chữa cháy chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt.
Khi bán nhà, đa phần các chủ đầu tư đều có cách hợp thức hóa các thủ tục quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, tuy nhiên việc chấp hành nghiêm chỉnh ở cấp độ nào còn phụ thuộc vào cái “tâm” của họ. Lướt một vòng qua các chung cư Hà Nội, rất nhiều nơi đầy đủ bình xịt chữa cháy cầm tay dùng trong các trường hợp khẩn cấp được treo dọc hành lang, nhưng trong số này không ít bình “rỗng” và chỉ bày cho có hình thức.Cùng đó, cửa thoát hiểm lại không phát huy được nhiệm vụ của nó khi tại nhiều chung cư, đi hết cầu thang thoát hiểm tưởng được thông ra ngoài đường thì lại bị khóa chặt ở tầng 1. Nguyên nhân được lý giải bởi lý do an ninh. Bởi vậy, nếu xẩy ra hỏa hoạn thì đây lại chính là những cánh cửa chết thay vì thoát hiểm.
Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng dẫn chứng: Nhiều tòa nhà khi thiết kế tuân thủ nhưng thi công lại làm qua quýt, không đúng theo những tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy để cắt giảm chi phí. Cơ quan nghiệm thu không phát hiện kịp thời, bên thiết kế kiến nghị thì có chủ đầu tư làm lơ và họ chỉ sửa khi Sở Phòng cháy, chữa cháy lên tiếng.Bà Bùi Thị Thanh Nhàn – một cư dân khu chung cư Mỹ Đình đề xuất, mỗi chủ đầu tư khi xây dựng chung cư cao tầng có thể dành phần trăm kinh phí nhất định để mua trang thiết bị cứu hộ chữa cháy như xe thang hiện đại thay vì chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước.
Kỹ năng xử lý tình huống xảy ra cháy ở chung cư cao tầng đặc biệt cần thiết với mỗi cư dân trong khi đó, kiến thức phòng chống cháy nổ, thoát hiểm... của người dân sống trong các tòa nhà cao tầng hiện vẫn còn hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có chế tài thật mạnh đối với những chủ đầu tư không tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Cơ quan nghiệm thu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn thì nhất quyết yêu cầu chủ đầu tư không mở cửa cho người dân vào ở. Thậm chí, việc mua bảo hiểm phòng cháy chữa cháy cho dân cư cũng cần được tính đến./.Thu Hằng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị thi công trở lại một số hạng mục thủy điện Đăk Mi 1
10:32'
Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã cho phép thi công trở lại một số hạng mục thuộc công trình thủy điện Đăk Mi 1 ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu phát triển du lịch, bảo đảm tăng trưởng kinh tế 2 con số
10:20'
Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTG về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tích cực triển khai các sáng kiến tài chính, ngân hàng của ASEAN
10:13'
Theo Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Việt Nam sẽ tục cải cách hành chính, đảm bảo sự đồng bộ và ổn định các quy định pháp luật, thúc đẩy hội nhập kinh tế – tài chính trong khuôn khổ ASEAN,
-
Kinh tế Việt Nam
Vietjet và AV AirFinance ký hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỷ USD
10:13'
Trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt-Mỹ, hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance vừa ký thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá 300 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ tạm dừng áp thuế quan 90 ngày: VN-Index tăng hơn 72 điểm ngay sau mở phiên
09:45'
Riêng rổ VN30, 30/30 mã tăng kịch trần, ở tất cả ngành hàng, với mức tăng lên gần 7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
09:31'
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
06:40'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị, Việt Nam và Hoa Kỳ cần sớm đàm phán một thoả thuận thương mại song phương nhằm tạo khuôn khổ lâu dài thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Gỡ ngay vướng mắc với 5 dự án đầu tư đang bị chậm so với kế hoạch
21:01' - 09/04/2025
Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu với 5 dự án đầu tư có công tác chuẩn bị đang bị chậm so với kế hoạch thì vướng đâu phải gỡ ngay đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện văn hoá và trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế
20:44' - 09/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đoàn Việt Nam hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện bản chất, văn hoá Việt Nam và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.