Vấn đề hạt nhân Triều Tiên: Đóng băng kinh tế có phải là giải pháp? (Phần 2)
Theo Tiến sỹ Ivan Lidarev, nguyên cố vấn Hội đồng Quốc gia Bulgaria, dường như phía Nga cũng đã tiên liệu trước một kịch bản tiêu cực và đang âm thầm thúc đẩy hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên nhằm cản trở bất kỳ nỗ lực nào được khởi xướng nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un vì Moskva lo sợ rằng sự sụp đổ của chính quyền họ Kim sẽ làm xói mòn ảnh hưởng của “xứ Bạch Dương” tại khu vực.
Mặc dù Nga có lợi ích khi bảo vệ Triều Tiên, vốn là một nước vệ tinh của Moskva thời Liên Xô, song Nga cũng không hoàn toàn để Bình Nhưỡng "muốn làm gì thì làm": Moskva đã bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) đối với Bình Nhưỡng liên quan các vụ thử hạt nhân hồi tháng trước.
Đồng thời, Moskva lại "chơi bài vai thiện/vai ác", bằng cách thầm lặng "chìa phao cứu sinh" cho Triều Tiên giúp bảo vệ Bình Nhưỡng trước những nỗ lực của Washington nhằm cô lập quốc gia Đông Bắc Á này về mặt kinh tế.Theo Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga, thương mại song phương đã tăng hơn gấp đôi, lên mức 31,4 triệu USD trong quý I/2017, chủ yếu là do cái mà Moskva cho là sản lượng xuất khẩu dầu cao hơn. Từ đầu năm đến nay, ít nhất 8 tàu Triều Tiên chất đầy hàng nhiên liệu rời cảng Nga đã quay trở lại quốc gia Đông Bắc Á này mặc dù tuyên bố chính thức là đến các địa điểm khác, một chiến thuật mà giới chức Mỹ cho là thường được sử dụng để né tránh các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Ngoài ra, Nga - có đường biên giới trên bộ với Triều Tiên - cũng đã chống lại những nỗ lực do Mỹ đứng đầu nhằm trục xuất hàng chục nghìn công nhân Triều Tiên, những người mà nguồn thu nhập gửi về nước của họ góp phần duy trì sự tồn tại của ban lãnh đạo Bình Nhưỡng.Ông Andrey Kortunov - Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, một cơ quan nghiên cứu có quan hệ gần gũi với Bộ Ngoại giao Nga - nói với hãng tin Reuters: "Điện Kremlin thực sự tin rằng ban lãnh đạo Bình Nhưỡng cần có thêm những đảm bảo và chắc chắn rằng Mỹ không thay đổi chế độ Bình Nhưỡng. Mối quan hệ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng vẫn vượt xa so với mối quan hệ kinh tế của Nga với Triều Tiên, và Trung Quốc vẫn là một "người chơi" mạnh hơn trong cuộc khủng hoảng hạt nhân này.Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh cắt giảm trao đổi thương mại với Bình Nhưỡng và muốn mạnh tay hơn với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của quốc gia láng giềng, thì Nga lại đang tăng cường "chống lưng" Triều Tiên.
Các nguồn tin thân cận với Kremlin giải thích rằng điều này là do Nga dứt khoát phản đối sự thay đổi chế độ Triều Tiên. Giới chính khách Nga không ngừng cáo buộc Mỹ âm mưu thực hiện cái gọi là các cuộc cách mạng sắc màu ở Nga, và bất kỳ thảo luận nào của Mỹ nhằm "hạ bệ" bất kỳ lãnh đạo nào vì bất kỳ lý do gì đều bị Moskva coi là nguy hiểm về mặt chính trị.Năm 2011, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là Hillary Clinton khuấy động bất ổn ở Nga và ông Putin đã tuyên bố thẳng thừng rằng ông muốn Mỹ để nhà lãnh đạo Kim "được yên".
Theo giới phân tích, quan điểm của Moskva rằng việc Triều Tiên trở thành quốc gia hạt nhân, mặc dù chưa hoàn thiện, là vấn đề lâu dài và không thể đảo ngược, và điều tốt nhất mà phương Tây có thể hy vọng là Bình Nhưỡng đóng băng chương trình này.Chuyên gia Kortunov nói thêm rằng Moskva hiểu rõ rằng nước này sẽ mất đi cán cân quyền lực ở khu vực nếu nhà lãnh đạo Kim bị lật đổ, giống như tầm ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông bị đe dọa khi lực lượng tay súng Hồi giáo dường như sẽ lật đổ Tổng thống Assad hồi năm 2015.Ông Kortunov khẳng định: "Đó là một cán cân quyền lực rất phức tạp. Một mặt, Nga không muốn chệch hướng quan điểm với các đối tác của mình, chủ yếu là Trung Quốc, về vấn đề Triều Tiên, vốn đang đi theo xu hướng mạnh tay hơn. Mặt khác, giới chính trị gia ở Moskva hiểu rằng tình hình hiện nay và mức độ tương tác giữa Moskva và Bình Nhưỡng đặt Nga vào tình thế bị so sánh với Trung Quốc".Tương tự như Trung Quốc, nếu Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự để lật đổ nhà lãnh đạo Kim, Nga có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo và người tị nạn tràn sang biên giới của mình, đồng thời, công nghệ và vũ khí của Bình Nhưỡng có thể rơi vào tay những thành phần phi nhà nước nguy hiểm hơn.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nói về "phương án duy nhất" giải quyết vấn đề Triều Tiên
10:51' - 08/10/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến "phương án duy nhất" có thể giải quyết thế bế tắc hiện nay trong vấn đề hạt nhân của quốc gia Đông Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tuyên bố đáp trả kế hoạch triển khai vũ khí chiến lược của Mỹ tới Hàn Quốc
20:55' - 07/10/2017
Triều Tiên khẳng định việc triển khai các vũ khí chiến lược của Mỹ tới Hàn Quốc "rõ ràng minh chứng cho cam kết điên rồ của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên có thể thử tên lửa đạn đạo trong ít ngày tới
15:30' - 07/10/2017
Theo một số nguồn tin của Chính phủ Mỹ và các nhà phân tích bên ngoài, vụ phóng tên lửa đạn đạo tiếp theo của Triều Tiên có thể diễn ra trong ít ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Công nhân Triều Tiên trở lại làm việc tại Khu Công nghiệp chung Kaesong
19:29' - 06/10/2017
Thông báo trên trang web tuyên truyền của Triều Tiên Meari xác nhận các công nhân nước này đang làm việc tại Kaesong.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này