Vì sao lừa và voi được coi là biểu tượng của hai đảng Mỹ?
Con lừa là con vật vụng về, chậm chạp và cứng đầu. Con voi thì to lớn và cũng vụng về không kém. Chắc hẳn không ai thích bị so sánh với đặc điểm của một trong hai con vật này.
Thế nhưng, suốt hơn một thế kỷ qua, lừa và voi đã là biểu tượng nổi tiếng của hai chính đảng lớn của Mỹ. Lừa là biểu tượng của đảng Dân chủ, voi là biểu tượng của đảng Cộng hòa. Tại sao lại như vậy?Nguồn gốc biểu tượngTất cả bắt đầu từ một lời xúc phạm. Cuộc bầu cử tổng thống năm 1828 giữa ứng cử viên John Quincy Adams của đảng Cộng hòa (không phải đảng Cộng hòa ngày nay) và ứng cử viên Andrew Jackson của đảng Dân chủ được coi là một trong những cuộc bầu cử có chiến dịch tranh cử gay gắt nhất trong lịch sử chính trị Mỹ. Ứng cử viên Jackson và người ủng hộ gọi ông Adams là kẻ tham nhũng, mục nát, phóng đãng, thiếu kiềm chế về mặt đạo đức và thường dính vào các vấn đề tình dục.Người ủng hộ ông Adams công kích tính khí bạo lực của ông Jackson, cho rằng ông này không tôn trọng chính quyền và công kích vợ ông Jackson là đã lấy ông này trước khi ly hôn “đúng đắn”. Ông Jackson từng giết một người vì lời xúc phạm tương tự. Họ cũng gọi ông Jackson là “con lừa”, ví ông với con lừa ngu ngốc, cứng đầu. Ông Jackson nổi tiếng là người theo chủ nghĩa dân túy và khẩu hiệu của ông là “hãy để người dân phán quyết”. Những người Cộng hòa tuyên bố nếu người dân phán quyết, sẽ có một bầy lừa quản lý đất nước.Tuy nhiên, vốn là một chính trị gia hiểu biết, ông Jackson đã biến con lừa thành một biểu tượng tích cực. Ông chỉ ra các giá trị của việc là một “con lừa” trong các bài phát biểu tranh cử: tính bền bỉ, trung thành, có thể mang một lượng đồ rất nặng. Con lừa cũng tượng trưng cho nguồn gốc bình dân và đức tính giản dị. Gắn mình với biểu tượng con lừa, ứng cử viên Jackson đã tách mình xa thêm với ông Adams vốn có nguồn gốc quý tộc. Ông Jackson muốn trở thành tổng thống mà mọi người dân bình thường lựa chọn. Không lâu sau, ông Jackson đã đưa hình ảnh con lừa lên các áp phích vận động tranh cử và đề cập tới nó trong các bài phát biểu. Ông tiếp tục được gắn với hình ảnh con lừa thậm chí cả khi đã hết nhiệm kỳ tổng thống. Khi đó, một nhà vẽ tranh biếm họa chính trị đã vẽ ông Jackson đang cố dắt theo một con lừa ngang bướng không chịu đi theo. Bức tranh thể hiện rằng đảng Dân chủ (con lừa) sẽ không bị tổng thống trước (ông Jackson) dẫn dắt. Sau đó, mãi tới cuối thế kỷ, hình ảnh con lừa mới trở thành biểu tượng của đảng Dân chủ.Còn hình ảnh con voi với tư cách là biểu tượng của đảng Cộng hòa (tức là đảng Cộng hòa thời hiện đại) lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1864 trên tờ báo ủng hộ ứng cử viên Abraham Lincoln mang tên Father Abraham. Tờ báo đã in tranh vẽ một con voi mang theo một biểu ngữ và ăn mừng chiến thắng của Liên bang miền bắc trong nội chiến. Tại thời điểm đó, câu nói phổ biến “gặp chú voi” có nghĩa là tham gia chiến trận.Người “nâng tầm” voi và lừaVậy voi và lừa đã trở thành biểu tượng của hai đảng như thế nào? Tất cả là nhờ họa sĩ tranh biếm họa chính trị nổi tiếng Thomas Nast. Ông Nast bắt đầu nổi tiếng ngay từ lúc cuộc nội chiến bắt đầu năm 1861. Ông làm việc cho tờ Harper’s Weekley tại thời điểm đó và đã vẽ hơn 55 tranh về các trận đánh và cuộc nội chiến. Tháng 12/1862, ông Nast ra mắt phiên bản ông già Noel, một ông già béo vui vẻ mặc bộ đồ màu đỏ. Trước bức họa của Nast, ông già Noel luôn được khắc họa là một nhân vật nghiêm nghị và mang tính tôn giáo trang nghiêm. Ngày nay, hình ảnh ông già Noel luôn là hình ảnh tươi cười theo phong cách của họa sĩ Nast.Sau này khi tham gia chính trị, Nast đã huy động cả bộ máy chính trị của chính trị gia Boss Tweed, hỗ trợ Ulysses Grant được bầu làm tổng thống và đưa ra ánh sáng sự tàn bạo của nhóm Ku Klux Klan trong các chiến dịch chống người Mỹ gốc Phi. Ông chính là người biến hình ảnh con lừa trở thành biểu tượng nổi tiếng cho người Dân chủ và con voi cho người Cộng hòa.Trong bức biếm họa mang tên “A Live Jackass Kicking a Dead Lion” (Lừa sống đá sư tử chết) đăng trên một số báo của tờ Harper’s Weekly năm 1870, ông đã dùng hình ảnh con lừa làm đại diện cho nhóm “Copperhead Democrats” - những người Dân chủ là người miền Bắc nhưng có cảm tình với phe miền Nam thời nội chiến. Nhóm này là một phe phái trong nhóm những người Dân chủ miền bắc phản đối nội chiến. Trong bức tranh, con sư tử chết là hình ảnh của Bộ trưởng Chiến tranh Edwin M. Stanton mới qua đời. Ông Nast cho rằng nhóm Copperhead Democrats có tư tưởng chống Liên bang miền bắc và cho rằng cách báo chí đối xử với ông Stanton là bất kính.Năm 1871, con voi của những người Cộng hòa lại xuất hiện lần nữa, lần này là trong một tranh biếm họa cũng của họa sĩ Nast trên tờ Harper’s Weekly, để nhắc những người Cộng hòa rằng cuộc đấu đá nội bộ có thể khiến họ thua trong bầu cử. Ulysses S. Grant (bạn tốt của họa sĩ Nast) đã làm tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ, được bầu năm 1868 và 1872. Vị tổng thống đảng Cộng hòa này đang định tranh cử nhiệm kỳ ba. Tờ The New York Herald rất phản đối ông Grant tranh cử lần nữa và đã viết vài bài báo về “chủ nghĩa Caesar”, ngầm ý chỉ chế độ độc tài hoàng gia, quân sự.Trong bối cảnh đó, năm 1874, bức tranh có tiêu đề “Third Term Panic” (Hoảng loạn nhiệm kỳ ba” đã thực sự củng cố hình ảnh đại diện của voi và lừa. Bức tranh “Third Term Panic” vẽ một con lừa mặc bộ da con sư tử với dòng chữ “chủ nghĩa Caesar” trang trí trên đó. Con lừa này gây hoảng sợ cho các động vật khác, trong đó có con voi đang lảo đảo, loạng choạng. Con voi được dán nhãn “lá phiếu Cộng hòa”, sắp ngã xuống một cái hố được đề tên lạm phát và hỗn loạn.Mặc dù ông Grant không tranh cử nhưng bức họa của ông Nast không đủ mạnh để ngăn chặn tác động của bài báo về “chủ nghĩa Caesar”. Đảng Cộng hòa đã mất quyền kiểm soát Hạ viện trong bầu cử và ông Nast đã thể hiện sự thất vọng với một tranh biếm họa khác tháng 11 năm đó - một con voi bị mắc cái bẫy do con lừa đặt.Nhờ họa sĩ Nast, con lừa và voi đã trở thành biểu tượng được các họa sĩ biếm họa và tác giả khác của cả hai đảng chấp nhận và hình ảnh này gắn với hai đảng từ đó.>>> Những kết quả thăm dò mới nhất về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Những kết quả thăm dò trái ngược
13:39' - 07/11/2016
Các phương tiện truyền thông nước này đang công bố những kết quả thăm dò trái ngược về ứng cử viên chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Thể thức và quy định bầu cử Tổng thống Mỹ
10:06' - 07/11/2016
Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho đến khi trở thành Tổng thống Mỹ là cả một quá trình phức tạp với nhiều giai đoạn bỏ phiếu.
-
Kinh tế Thế giới
Những kết quả thăm dò mới nhất về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
10:04' - 07/11/2016
Kết quả của những cuộc thăm dò mới nhất cho thấy bà Hilary Clinton đang có lợi thế giành chiến thắng trong cuộc đua tới Nhà Trắng. Nhưng khả năng ông Donald Trump lật ngược thế cờ vẫn có thể xảy ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).