Viettel cần phát huy vai trò dẫn dắt trong ngành viễn thông và CNTT
Chiều 26/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Cùng dự có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đây là lần thứ hai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc với Viettel. Lần trước là vào năm 2016, nhân dịp 10 năm Viettel đầu tư quốc tế. Trong cuộc làm việc lần này, Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ đã trực tiếp thăm và nghe báo cáo về các sản phẩm nghiên cứu công nghệ cao của Viettel. Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Viettel đã báo cáo với Thủ tướng về những thành tựu phát triển của Viettel trong lịch sử gần 30 năm của Tập đoàn. Theo đó, Viettel đã liên tục làm "bùng nổ" dịch vụ viễn thông di động ở nhiều thị trường trên thế giới, sở hữu khoảng 100 triệu khách hàng, Viettel đã trở thành 1 trong 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn Viettel đã phát triển nhiều ngành nghề mới như: ngành Công nghiệp Điện tử viễn thông, ngành Công nghiệp Vũ khí công nghệ cao, ngành Công nghiệp An ninh mạng… Theo báo cáo, chỉ riêng hai ngành Công nghiệp Điện tử viễn thông và Công nghiệp Vũ khí công nghệ cao đã có doanh thu 12.000 tỷ đồng, tương đương với lĩnh vực đầu tư quốc tế của Tập đoàn.Về lĩnh vực dân sự, Viettel đã nghiên cứu và sản xuất thành công và đưa vào mạng lưới viễn thông Viettel tại Việt Nam và các thị trường Viettel đầu tư những thành phần quan trọng nhất của hạ tầng mạng viễn thông, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đó là thiết bị đầu cuối, mạng truy nhập, mạng lõi và cung cấp dịch vụ như: Trạm phát sóng BTS 4G, các loại tổng đài, hệ thống tính cước….
Viettel đã phát triển giải pháp tường lửa Quốc gia, chặn lọc tin rác, hệ thống giám sát an ninh mạng 24/7 và vinh dự được Đảng và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ an toàn thông tin cho các cơ quan Bộ Ban ngành. Chủ tịch Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng thông tin, mục tiêu của Viettel tới năm 2020 là trở thành một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao, viễn thông, toàn cầu, hùng mạnh với tăng trưởng 10-15%/năm. Viettel đặt ra chỉ tiêu sẽ đạt doanh thu từ 350.000-400.000 tỷ đồng, với lợi nhuận trước thuế 50.000-55.000 tỷ đồng và vào Top 10 công ty viễn thông toàn cầu. Phát biểu tại buổi làm việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu mà Viettel đã đạt được trong những năm vừa qua, đặc biệt là ở giai đoạn thứ 3 của sự phát triển. Thủ tướng biểu dương Viettel đã không ngừng chủ động mở rộng không gian hoạt động để vượt lên những ngưỡng phát triển mới. Theo đó, Tập đoàn đã trở thành doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin với số lượng thuê bao kỷ lục; trở thành một tập đoàn quốc phòng kinh tế lớn nhất, kinh doanh hiệu quả nhất, thể hiện ở cả ba chỉ số là lợi nhuận, nộp ngân sách và thương hiệu giá trị. Viettel cũng là doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài lớn nhất. Tập đoàn đứng đầu và tiên phong trong việc hình thành nền công nghiệp an ninh mạng ở Việt Nam. Thủ tướng khẳng định, Viettel là đơn vị điển hình cho mô hình một doanh nghiệp Nhà nước nếu có mục tiêu cao, khát vọng quốc gia, hệ thống quản trị tốt, cán bộ được lựa chọn đúng, đặt trong môi trường cạnh tranh, cơ chế động lực tốt thì sẽ phát huy hiệu quả tốt. “Ở Việt Nam cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp như Viettel”, Thủ tướng nói. Nhấn mạnh đến yêu cầu quan trọng là phát triển công nghệ để thoát bẫy thu nhập trung bình, Thủ tướng cũng cho rằng Viettel là thí dụ điển hình khích lệ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ hơn, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về văn hoá và tinh thần Viettel, thể hiện qua hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh. Tập đoàn còn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thu hút nhiều nhân tài, chuyên gia giỏi; nhiều viện nghiên cứu, nhiều cán bộ, kỹ sư giỏi tham gia vào đội ngũ Viettel... với những bước đi phù hợp, "lấy ngắn nuôi dài", phát triển công nghiệp viễn thông, từ đó phát triển sang lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tạo đột phá trong các chương trình phát triển. Thủ tướng nêu rõ, kết quả và thành công của Viettel là minh chứng cụ thể cho vai trò quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng biểu dương Viettel thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với nhiều chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo có quy mô lớn, đem lại những ý nghĩa thiết thực trong đời sống. Hoan nghênh khát vọng lớn lao của Viettel, liên tục mở rộng không ngừng, bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ cùng Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện, cơ chế cho Viettel phát triển. Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng Viettel cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy để phát triển nhân lực chất lượng cao, năng lực quản trị tập đoàn; huy động nguồn lực trong đó có các dự án đầu tư ra nước ngoài; chú ý chính sách pháp lý nước ngoài, tuân thủ pháp luật nước sở tại, hạn chế rủi ro mất vốn đầu tư. Về phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Viettel tiếp tục phát triển công nghiệp viễn thông, khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này; tập trung sản xuất thành công các dự án, chương trình quan trọng, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, làm cho quân đội ngày một mạnh hơn. Đó là yêu cầu của Tổ quốc và nhân dân, Thủ tướng nói. Trong quá trình xây dựng và phát triển thành tập đoàn nổi tiếng trong khu vực, Viettel phải lưu ý bảo vệ thương hiệu như tài sản quốc gia. Nói đến Viettel là nói đến chất lượng, hiệu quả, công nghệ. Phải dự báo, phân tích rủi ro để có đối sách phù hợp. Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đề nghị Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Viettel với tinh thần dám nghĩ dám làm cần đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lan toả ra các lĩnh vực khác, kể cả các sản phẩm dịch vụ an ninh mạng, nâng cao năng lực chiến đấu cho quân đội; làm chủ công nghệ cao, nhất là sản xuất các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao. Thủ tướng đề nghị Tập đoàn xây dựng mô hình tổ chức theo hướng: Phẳng, thông minh, có cơ chế quản lý hiện đại, hướng tới khách hàng; tinh gọn, hiệu quả hơn nữa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình đặc biệt của Viettel. “Tập đoàn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ khó khăn nhất; đặt mục tiêu cao để luôn có nhiều người tài trong khoa học công nghệ”; dám đương đầu với khó khăn, thách thức, lấy khó khăn, thách thức là môi trường để vươn lên./.Viettel đạt 1 triệu thuê bao sau 10 ngày khai trương tại Myanmar
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Viettel đạt 1 triệu thuê bao sau 10 ngày khai trương tại Myanmar
21:42' - 21/06/2018
Ngày 21/6, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) công bố Mytel – liên doanh của Tập đoàn tại Myanmar đã vượt mốc 1 triệu thuê bao chỉ sau lễ khai trương 10 ngày.
-
Doanh nghiệp
Viettel đầu tư vào mạng di động Mytel tại Myanmar
13:46' - 10/06/2018
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa chính thức khai trương mạng di động quốc tế thứ 10 tại Myanmar với thương hiệu Mytel.
-
Chuyển động DN
Viettel phấn đấu đạt doanh thu 50 triệu USD từ Keeng Movies
19:06' - 06/06/2018
Viettel đặt mục tiêu đạt doanh thu 50 triệu USD từ trang phim trực tuyến Keeng Movies vào năm 2020 tại các thị trường Viettel đang đầu tư trên thế giới.
-
Doanh nghiệp
Viettel áp dụng cước roaming mới tại Myanmar từ ngày 9/6
15:32' - 05/06/2018
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết sẽ chính thức áp dụng cước roaming mới tại Myanmar vào dịp khai trương mạng di động Mytel (ngày 9/6/2018).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.