VinaPhone nỗ lực vì một thị trường dịch vụ Giá trị gia tăng “sạch”

16:03' - 14/03/2017
BNEWS Với việc chính thức áp dụng cơ chế xác thực hai lớp khi đăng ký dịch vụ Giá trị gia tăng trên di động, VinaPhone đã trở thành nhà mạng tiên phong trong việc tạo ra một thị trường dịch vụ “sạch”.

Hiện nay, cơ chế này được áp dụng với tất cả các dịch vụ Giá trị gia tăng VinaPhone đang cung cấp và những dịch vụ mới của đối tác mà chưa đáp ứng cơ chế xác thực hai lớp đều bị tạm hoãn cung cấp tới khách hàng. Bất kỳ công ty nào vi phạm cơ chế này cũng đều sẽ bị tạm ngừng hợp tác.

                                         Khách hàng sử dụng dịch vụ mạng VinaPhone. Ảnh: VNPTVề lâu dài, chính sách này sẽ giúp VinaPhone lấy lại niềm tin của khách hàng. Có niềm tin, khách hàng sẽ sẵn lòng trải nghiệm thử các dịch vụ mới. Có trải nghiệm thử thì cơ hội khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ càng cao. Tuy nhiên, đó là viễn cảnh của ít nhất là 6 tháng tới 1 năm nữa. Còn hiện tại, giống như tất cả các doanh nghiệp, VinaPhone hàng ngày đều phải đối mặt với thách thức đảm bảo doanh thu.

Như đã nói, tại thời điểm triển khai 3G, dịch vụ giá trị gia tăng đã bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu của nhà mạng, khi bắt đầu triển khai 4G, vai trò này đã quan trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, việc làm sao thuyết phục được khách hàng bỏ tiền ra sử dụng dịch vụ trở thành vấn đề sống còn.

Để giải quyết bài toán này, dự kiến ngay trong tháng 3, VinaPhone sẽ tổ chức một hội nghị với các nhà phát triển nội dung để cùng nhau tìm giải pháp. Khả năng sẽ có nhiều ý tưởng hay, ý tưởng mới độc đáo được đưa ra song có một điều chắc chắn rằng các dịch vụ nội dung đơn giản, thiếu nghiêm túc sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, sáng tạo lớn sẽ được tạo điều kiện tối đa để phát triển thông qua cơ chế hợp tác, tỷ lệ phân chia doanh thu… hấp dẫn.

Ngoài các công ty trong nước, VinaPhone cũng đang tiến hành mở rộng hợp tác với các nhà phát triển nội dung ngoại. Hiện tại, VinaPhone đã hợp tác với đối tác nội dung toàn cầu ở Hồng Kông (Trung Quốc) và đang đàm phán với một đối tác ở Hollywood về nội dung video. VinaPhone cũng hướng các nhà phát triển nội dung trong nước hợp tác với những đối tác như vậy để có nhiều nội dung tốt cho khách hàng.

Bên cạnh việc đưa ra định hướng cụ thể trong việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, việc vẫn đã và đang thực hiện hàng ngày là nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Việc đẩy nhanh tiến độ triển khai 4G là một trong những nỗ lực để thực hiện mục tiêu đó.

Bản chất của 4G là cho phép tốc độ truyền dẫn cao gấp nhiều lần so với 3G, là nền tảng để phát triển các dịch vụ mới như IoT, Chính phủ điện tử trên di động, smart city….

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì mục tiêu chính của 4G chính là đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới so với 3G đối với các dịch vụ hiện có. Ví dụ như với dịch vụ live streaming, với 4G video được truyền với chất lượng rất cao, không bị giật như với 3G, sẽ khiến khách hàng muốn sử dụng hơn.

Việc thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ là thách thức rất lớn với VinaPhone trong giai đoạn này, song cũng là cơ hội để chứng tỏ VinaPhone có khả năng đến đâu để trở về vị trí trước đây của mình - vị trí dẫn đầu thị trường./.

      

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục