Vụ khủng bố 11/9: Vết thương 15 năm không lành (Phần II)
Du lịch và hàng không “méo mặt” vì 11/9
Trong vụ tấn công khủng bố 11/9, các phần tử khủng bố Al Qeada đã cướp các máy bay thương mại làm vũ khí tấn công. Cách thức tấn công chưa từng có tiền lệ này đã làm dấy lên tâm lý “sợ bay” đối với người Mỹ.
Theo báo cáo của tờ “Thời báo Tài chính”, hậu quả của việc này là ngành công nghiệp hàng không thiệt hại 7 tỷ USD trong riêng năm 2001. Không dừng lại ở đó, trong 10 năm sau, các hãng hàng không dân dụng Mỹ còn thiệt hại thêm 74 tỷ USD. Dù ngành công nghiệp hàng không phục hồi khá nhanh, song tâm lý “sợ bay” sau vụ khủng bố 11/9 tiếp tục tồn tại tới tận ngày nay.
Vụ khủng bố cũng làm trầm trọng hơn những khó khăn tài chính mà ngành vận tải hàng không Mỹ phải đối mặt từ trước tháng 9/2001. Hãng hàng không Midway Airlines đã phải ngừng bay gần như ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Nhiều hãng hàng không khác đứng bên bờ vực phá sản, hàng chục nghìn lao động mất việc làm 1 tuần sau vụ khủng bố. Để vực dậy ngành công nghiệp hàng không dân dụng khi đó, Chính phủ Liên bang Mỹ đã phải gấp rút tung ra một gói hỗ trợ 15 tỷ USD.
Ngoài ra, vụ khủng bố 11/9 cũng khiến ngành du lịch “méo mặt”. Chỉ 2 tuần sau vụ tấn công, ngành du lịch Mỹ đã thông báo lỗ 2 tỷ USD và hơn 335.000 lao động mất việc làm trong vòng 1 năm sau đó. Thành phố New York, nơi ngành du lịch với doanh thu 25 tỷ USD mỗi năm, thiệt hại nặng nhất. Sau vụ khủng bố, số khách đặt phòng khách sạn sụt giảm 40% và 3.000 người mất việc làm. Tình trạng này kéo dài nhiều năm sau đó.
Cuộc chiến chống khủng bố
Sự kiện 11/9 còn khiến nước Mỹ hứng chịu thiệt hại trong một thời gian dài theo khía cạnh hoàn toàn mới đó là Cuộc chiến chống khủng bố, một trong những chương trình hành động “hao tiền tốn của” nhất trong lịch sử nước này.
Ngày 20/9/2001, Tổng thống Mỹ George Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố với chiến dịch “Tự do Bền vững” tại Afghanistan nhằm lật độ chế độ Taliban và tiêu diệt thủ lĩnh mạng lưới Al-Qeada Osama bin Laden, kẻ bị coi là chủ mưu vụ tấn công làm rung chuyển nước Mỹ. Ban đầu, chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không quá cao, chỉ vào khoảng 33 tỷ USD.
Tuy nhiên, tháng 3/2003, Tổng thống Bush đã tấn công Iraq và đưa binh sĩ tới nước này nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Saddam Hussein. Khi ông Bush rời Nhà Trắng, chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố mà Washington phát động sau vụ 11/9 đã lên tới 865 tỷ USD.
Tổng thống kế nhiệm Barack Obama tiếp tục chi thêm 857 tỷ USD cho cuộc chiến này. Theo Giáo sư Linda Bilmes thuộc Trường Quản lý hành chính công John F. Kennedy, nếu tính cả chi phí y tế lâu dài và đền bù thương tật, bổ sung quân và chi phí kinh tế, xã hội, thì tổng chi cho cuộc chiến chống khủng bố lên tới 4.000-6.000 tỷ USD.
Nợ công tăng chóng mặtẢnh hưởng lớn nhất của vụ tấn công khủng bố 11/9 đối với nền kinh tế Mỹ đó là việc chi tiêu quân sự liên tục gia tăng dẫn tới khủng hoảng nợ công. Nếu không có cuộc chiến chống khủng bố, nợ công của Mỹ sẽ rơi vào khoảng 16.200 tỷ USD hoặc thấp hơn.
Chi tiêu cho các biện pháp an ninh nội địa gia tăng và ngân sách quốc phòng ngày càng phình to đồng nghĩa với việc Mỹ phải cắt giảm chi tiêu cho các chương trình kích cầu nhằm vực dậy nền kinh tế số 1 thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra vào năm 2013 sau khi các nghị sĩ Cộng hòa, những người nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ, từ chối nâng trần nợ công. Quyết định này đã dẫn tới việc Chính phủ Mỹ không được cấp ngân sách hoạt động và phải đóng cửa trong 16 ngày.
Vụ khủng bố 11/9 đã mãi mãi làm thay đổi lịch sử nước Mỹ. Hơn 1 thập kỷ qua, những người lãnh đạo Nhà Trắng đã phiêu lưu tại Afghanistan, Iraq và nhiều nơi khác trên thế giới trong cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố để mưu cầu bình an cho nước Mỹ. Rất rất nhiều tiền đã được người Mỹ chi ra trong 15 năm qua để ngăn chặn một thảm kịch tương tự như vụ 11/9. Tuy nhiên, an ninh quốc gia của nước Mỹ có được đảm bảo hay không, người dân Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay không tới nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp!!!
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nước Mỹ tưởng niệm 15 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9
12:31' - 11/09/2016
Lễ tưởng niệm ngày 11/9 tại New York sẽ có 6 phút im lặng, đánh dấu 6 thời khắc kinh hoàng của vụ khủng bố 15 năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ chi gần 4 nghìn tỷ USD cho an ninh nội địa sau vụ khủng bố 11/9
11:06' - 11/09/2016
Sau các vụ tấn công ngày 11/9/2001, Chính phủ Mỹ đã chi tới 3,6 nghìn tỷ USD cho an ninh nội địa, nhưng người Mỹ cảm thấy kém an toàn hơn so với thời điểm trước khi xảy ra thảm kịch khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Chống khủng bố: IS đã suy yếu cả về số và chất lượng
10:07' - 11/08/2016
Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt khoảng 45.000 phần tử thánh chiến Iraq và Syria kể từ khi phát động cuộc chiến chống IS cách đây 2 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48' - 18/02/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18' - 18/02/2025
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23' - 18/02/2025
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12' - 18/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43' - 18/02/2025
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00' - 18/02/2025
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35' - 18/02/2025
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15' - 18/02/2025
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01' - 18/02/2025
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.