16 ngân hàng thương mại giảm 21.244 tỷ đồng lãi suất

19:11' - 09/02/2022
BNEWS Tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ 15/7 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 là 21.244 tỷ đồng.

Chiều 9/2, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng số tiền lãi giảm lũy kế trong thời gian từ 15/7 đến 31/12/2021 của 16 ngân hàng dành cho khách hàng bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 là 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết.

Theo Ngân hàng Nhà nước, về tổng thể 16 ngân hàng đã tích cực thực hiện giảm lãi suất theo chỉ đạo, vượt tổng số tiền cam kết đề ra.

Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng lớn nhất là 5.512 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,4 triệu tỷ đồng cho trên 3,5 triệu khách hàng.

 

Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.635 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,35 triệu tỷ đồng cho 269.664 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.128 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,46 triệu tỷ đồng cho 452.746 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.259 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 2,3 triệu tỷ đồng cho 967.697 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Á Châu, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 859 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 302.282 tỷ đồng cho 127.931 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 640 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 136.484 tỷ đồng cho 104.464 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 605 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 214.312 tỷ đồng cho 274.518 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 539 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 96.445 tỷ đồng cho 2.396 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 389 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 144.697 tỷ đồng cho 41.670 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 453 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 117.102 tỷ đồng cho 67.457 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 302 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 53.350 tỷ đồng cho 18.835 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 287 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 79.237 tỷ đồng cho 58.552 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 246 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 49.121 tỷ đồng cho 32.697 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 185 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 55.080 tỷ đồng cho 4.233 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 158 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 50.289 tỷ đồng cho 12.236 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế, tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 47 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 11.134 tỷ đồng cho 8.966 khách hàng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong năm vừa qua Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp.

Cùng đó, tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. Theo Phó Thống đốc, 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng. Kết quả giảm lãi của các ngân hàng ngân hàng nào giảm nhiều, ngân hàng nào giảm ít đều được công bố để cho dư luận đánh giá.

Phó Thống đốc cho rằng, đây là một trong những biện pháp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách lãi suất. Các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp nhưng trong lúc này phải đồng hành chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nền kinh tế.

Trước đó, Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục