2017 – năm thành công hay thất bại đối với EU?
Bối cảnh
Hướng tới năm 2017, khó có thể hình dung ra các cuộc bầu cử kế tiếp nhau và các biến cố của lục địa gây nản lòng hơn. Hai cuộc bầu cử quốc gia có sức hút lớn là ở Pháp và Đức, với cuộc bầu cử Pháp gần như chắc chắn chứng kiến vòng đối đầu cuối cùng liên quan đến người theo chủ nghĩa dân túy Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia.
Có một cuộc tổng tuyển cử ở Hà Lan, nơi đảng Tự do (PVV) của Geert Wilders đang dẫn đầu các điểm bỏ phiếu (Ông Wilders đã được yêu mến thêm kể từ khi bị buộc tội kích động phân biệt đối xử vào đầu tháng 12). Đó là năm định đoạt số phận của hệ thống tài chính của Italy và chính phủ lâm thời yếu kém ở Rome. Và cũng có biến cố Brexit quan trọng hơn cả, và mối quan hệ của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland với khối này sẽ trông như thế nào một khi nước này kích hoạt Điều 50.
Tất cả điều này sẽ diễn ra với một hệ thống ngân hàng mong manh như thanh gươm đang treo lơ lửng trên đầu các thị trường châu Âu. Nhớ lại những từ đã ngăn chặn trước một cuộc khủng hoảng nợ chính phủ EU mới: “Bất kể giá nào”. Dường như đúng là có một “bức tưởng lửa tín nhiệm” một khi bị chọc thủng sẽ gây ra sự nghi ngờ về sự bảo đảm của Ngân hàng trung ương châu Âu và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính dồn dập ở các nền kinh tế ngoại vi của châu Âu. Chúng ta có thể thấy bức tường lửa đó bị chọc thủng vào năm 2017.
Hà Lan – Tổng tuyển cử - ngày 15/3
Hà Lan là quê hương của một phong trào chống EU lâu đời được hiện thân bởi đảng Tự do (PVV), và đây là nơi những người theo chủ nghĩa dân túy có nhiều khả năng nhất tạo ra các thành quả vào năm 2017. Geert Wilders, lãnh đạo PVV, từ lâu đã vận động việc hạn chế nhập cư vào Hà Lan, cấm kinh Koran, đóng cửa các nhà thờ và trường học Hồi giáo, và rời khỏi EU. Về mặt kinh tế, các chính sách của PVV được tạo ra nhằm thu hút các cử tri lớn tuổi và tầng lớp lao động (giảm tuổi nghỉ hưu, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe, giảm thuế…).
Bản thân Wilders là một nhân vật cực kỳ gây tranh cãi, và không chỉ bởi các chính sách ông bảo vệ. Chính trị gia này đã phản đối luật chống phân biệt đối xử của Hà Lan 2 lần trước đây. Vào năm 2011, ông Wilders được tuyên bố không phạm tội phân biệt đối xử và lan truyền sự căm ghét. Kết luận này đã đẩy mạnh tỷ lệ ủng hộ ông tại các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử. PVV hiện nay được dự đoán giành chiến thắng ở bất kỳ nơi nào từ 31-37 ghế trong Quốc hội Hà Lan có 150 ghế.
Mặc dù hiện nay có vẻ PVV sẽ nổi lên từ các cuộc bầu cử tháng 3 với đa số ghế, nhưng một Chính quyền Wilders không phải là một cái kết tất yếu. Trong quá khứ, các đảng lớn khác đã từ chối làm việc với PVV, và dường như không có khả năng rằng điều này sẽ thay đổi trừ một sự thay đổi lớn tại các cuộc bầu cử .
Pháp – Bầu cử tổng thống – ngày 23/4
Trong hai cuộc bầu cử chủ chốt đối với động cơ của dự án EU năm 2017, cuộc bầu cử Pháp là cái mang lại nhiều nguy cơ hơn cho EU.
Nguy cơ ở đây đến từ Marine Le Pen, nhà lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia và là con gái của người kích động Jean-Marie Le Pen. Nói chung, các cử tri chính thống từ cả cánh tả và cánh hữu sẽ đoàn kết chống lại đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu nếu nó đi đến vòng thứ hai.
Nếu đảng Mặt trận Quốc gia vào vòng thứ hai, Marine Le Pen hy vọng một kết quả khác so với năm 2002. Ở đây, có lý do để lạc quan đối với vai trò của đảng này. Về phần mình Marine là một nhân vật tương đối ôn hòa hơn bố của bà. Cũng có những chiến thắng gây sửng sốt của Brexit ở Anh và Donald Trump ở Mỹ. Những sự kiện này đã đóng góp vào sự bình thường hóa đảng Mặt trận Quốc gia từng bị “nguyền rủa” và các chính sách chống EU, chống nhập cư của nó.
Một chiến thắng cho Marine Le Pen là mối đe dọa hiện hữu đối với EU, mặc dù điều đó dường như không có khả năng ở thời điểm này, nếu năm 2016 đã dạy chúng ta điều gì thì đó là trông đợi điều không được dự tính trước.
Đức – Bầu cử liên bang – cuối năm 2017
Đức, bên tham gia lớn khác trong EU, đối mặt với một thách thức mang màu sắc dân túy ít rõ ràng hơn nhằm vào bộ máy chính quyền khi người dân của họ đi đến các điểm bỏ phiếu vào thời gian nào đó sau tháng 8, mặc dù đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) mới nổi lên có thể thấy một số thành quả tại hòm phiếu khi họ cố gắng “hướng nội” từ vùng ngoại vi của chính trị Đức.
Cuộc bầu cử này là hiểm họa hiện hữu ít hơn đối với EU và nhiều hơn đối với số phận của di sản chính trị của Angela Merkel. Vấn đề chính kích động sự oán giận chống EU – sự can dự của Đức trong việc cứu trợ tài chính cho các nước EU như Hy Lạp – giờ đây đã bị để lại phía sau, thay thế bằng các vấn đề an ninh và hợp nhất xuất phát từ dòng người di cư chưa từng thấy vào nước Đức trong 2 năm qua.
Các cuộc bỏ phiếu gần đây đã đặt đảng Bảo thủ của bà Merkel ở mức dưới 30%. AfD đang quanh quẩn ở mức khoảng 15% trên toàn quốc. Chúng ta có thể thấy một “liên minh lớn” khác xảy ra vào năm 2017, mặc dù thời điểm này không có bà Merkel ở vị trí lãnh đạo.
Italy – Tổng tuyển cử - năm 2017 hoặc 2018
Nền kinh tế Italy là ví dụ điển hình cho tăng trưởng chậm chạp và thất nghiệp cao của EU, và chính phủ đang nợ khoảng 130% GDP, là ví dụ xác đáng cho một trong những gánh nặng nợ nần lớn nhất của châu Âu. Cuộc trưng cầu ý dân đã khiến vấn đề ngân hàng rõ ràng hơn theo hai cách. Thứ nhất, nó nêu bật độ sâu sắc của tình cảm chống EU ở Italy, tình cảm mà hiện nay được hiện thân bởi Phong trào 5 sao. Thứ hai, nó cản trở một danh sách gồm các cải cách chính trị cần thiết từ lâu và khiến cho việc một chính trị gia Italy khác sẽ tìm cách thúc đẩy đến cùng những cuộc cải cách này một lần nữa vào bất kỳ thời gian nào trước mắt trở nên rất không có khả năng.
Quốc hội Italy hiện nay đang nỗ lực giải cứu một số ngân hàng gặp rắc rối lớn nhất, bao gồm UniCredit SpA và Banca Monte dei Paschi di Siena SpA.
Italy hiện nay được chính phủ lâm thời cai trị do Thủ tướng Paolo Gentiloni đứng đầu, người từng là Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Chính quyền Renzi. Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo được dự định vào năm 2018, nhưng có một cảm giác rằng ngày đó có thể được chuyển đẩy lên vào năm 2017 xét đến các vấn đề mà đất nước hiện nay phải đối mặt. Làm được vậy sẽ đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong luật bầu cử, điều sẽ cần thời gian. Tuy nhiên, khi một cuộc bầu cử diễn ra, đảng Dân chủ (PD) của ông Renzi sẽ phải đối mặt với một thách thức từ Phong trào 5 sao chống EU.
Do đó, nguy cơ bắt nguồn từ Italy vào năm 2017 lớn gấp đôi. Thứ nhất, có khả năng “cuộc khủng hoảng chậm” của hệ thống ngân hàng Italy đột ngột tăng tốc và châm ngòi cho việc tái diễn thử thách nợ chính phủ Hy Lạp (điều mà chỉ bị trì hoãn, chứ không được giải quyết hoàn toàn). Thứ hai, có khả năng có một cuộc bầu cử sớm mà có thể đưa các đảng chống EU lên nắm quyền ở Rome. Không kịch bản nào sẽ báo trước điều tốt đẹp cho Brussels.
>>>Nhìn lại thế giới 2016: EU vẫn lúng túng giữa vòng luẩn quẩn
Tin liên quan
-
Đời sống
23 nước EU vi phạm chuẩn châu Âu về chất lượng không khí
07:30' - 08/02/2017
130 thành phố của 23 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã vi phạm các qui định về chất lượng không khí của EU theo báo cáo mới đây.
-
Đời sống
Người dân châu Âu đối mặt với khủng hoảng niềm tin
05:36' - 07/02/2017
Theo kết quả khảo sát của Hãng nghiên cứu toàn cầu Ipsos (Pháp) công bố ngày 6/2, phần lớn người dân châu Âu nhận định rằng đất nước của họ đang trong "thời khắc suy tàn".
-
DN cần biết
Châu Âu dỡ bỏ lệnh cấm đối với Iraqi Airways
18:43' - 02/02/2017
Iraqi Airways đã được đưa ra khỏi danh sách đen và hoạt động dưới sự giám sát của EASA.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế châu Âu khởi sắc đầu năm 2017
06:03' - 01/02/2017
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê EU, Eurostat, tăng trưởng của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt 0,5% trong quý cuối cùng của năm 2016, cao hơn mức dự báo 0,4% của các chuyên gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Pháp “vào cầu” sau COVID-19
20:37' - 15/08/2022
Theo đánh giá của Cơ quan xúc tiến du lịch Pháp (Atout France) cho biết dòng người du lịch Pháp đã đạt, thậm chí vượt mức năm 2019, thời điểm ngay trước dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên đang tiến đến cảng Tartous ở Syria
18:20' - 15/08/2022
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu: Kỳ vọng "cất cánh" sau mùa Hè "hỗn loạn"
18:19' - 15/08/2022
Những ngày này, cảnh tượng du khách xếp hàng rồng rắn, hành lý thất lạc chất đống không được xử lý, các chuyến bay bị hủy hoặc trễ giờ đã trở thành chuyện thường ngày tại các sân bay khắp châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ muốn trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047
16:19' - 15/08/2022
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu tham vọng đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34' - 15/08/2022
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch
09:18' - 15/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm: Từ thực trạng đến giải pháp
05:30' - 15/08/2022
Trong khi gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng hoặc đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thì gần 1/3 sản lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ súng gần Đồi Capitol, Mỹ
21:20' - 14/08/2022
Cảnh sát thủ đô Washington của Mỹ ngày 14/8 cho biết một người đàn ông đã lái xe đâm vào hàng rào chắn gần Đồi Capitol và sau đó bắn chỉ thiên và đốt xe.