90 năm ngày thành lập Đảng- Bài 2: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung phát triển cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong cả nước.
Từ khi Chỉ thị 40-CT/TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đi vào cuộc sống, dù trong điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng các cấp từ Trung ương tới địa phương luôn quan tâm, huy động các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của đồng bào.
Đây là một chủ trương đúng chuyển từ cấp phát "cho không" sang hỗ trợ có điều kiện thông qua tín dụng chính sách.
Chị Hứa Thị Thanh ở thôn Còn Riềng, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, năm 2009 chị lập gia đình, được bố mẹ chồng chia cho 2 sào ruộng và ra ở riêng, sống trong ngôi nhà tạm, dột nát. Thiếu đất sản xuất lại không có việc làm ổn định nên cuộc sống gia đình chị Thanh khi ấy rất khó khăn. "Ban đầu tôi không dám nghĩ đến vay vốn vì thú thật tài sản của gia đình chỉ có ngôi nhà tạm, cơm còn không đủ ăn. Bản thân tôi nghĩ vay tiền rồi biết làm gì, rồi lấy lãi đâu mà trả ngân hàng", chị Thanh chia sẻ. Được sự động viên và tư vấn của cấp uỷ, chính quyền thôn, năm 2010 vợ chồng chị Thanh làm hồ sơ vay 15 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo. Với số vốn ấy chị Thanh mua 1 con trâu và một con lợn nái. Nhưng do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi nên cả lợn và trâu đều lớn chậm, bán thì không được giá. Khó khăn nhưng chị Thanh không nản chí, năm 2014 chị Thanh tiếp tục vay 8 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số để mua thêm 1 con bò. Đến năm 2015, sau khi trả hết nợ cũ, chị Thanh vay tiếp 50 triệu đồng mua thêm 2 con lợn nái và 2 con trâu. "Vừa làm tôi vừa học hỏi kinh nghiệm nên đàn lợn phát triển ổn định. Vậy là công sức mình bỏ ra đã được đền đáp, gia đình tôi có những đồng tiền đầu tiên từ chăn nuôi", chị Thanh nói. Nhờ sự chăm chỉ học hỏi và chịu khó làm ăn, đến nay gia đình chị Thanh đã có được ngôi nhà khang trang, thu nhập ổn định và không còn trong diện hộ nghèo. Chị Thanh chia sẻ đầy tâm huyết: "Với thực tế sử dụng vốn vay của gia đình trong những năm qua, tôi nhận thấy các chương trình vay vốn để phát triển kinh tế tại Ngân hàng Chính sách Xã hội rất phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực.Đặc biệt đối với những hộ là người dân tộc thiểu số sống tại vùng sâu, vùng xa như chúng tôi, cuộc sống chỉ dựa vào mấy sào ruộng nên rất thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã và đang góp phần giúp nhiều gia đình nghèo như gia đình tôi vơi đi nhiều khó khăn trong cuộc sống."
"Qua kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy muốn vươn lên thoát nghèo thì cần thay đổi cách nghĩ. Hộ nghèo không nên ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ cho không. Muốn thoát nghèo bền vững phải biết phát triển kinh tế gia đình", chị Thanh cho biết thêm. Giống như chị Hứa Thị Thanh, chị Hồ Thị Danh, ở thôn 2, xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã 4 lần được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội và đã thoát nghèo. Chị Danh chia sẻ, nếu không có vốn làm ăn, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Năm 2010, chị Danh bắt đầu được tiếp xúc với vốn chính sách. Với 10 triệu đồng được vay chị Danh cùng chồng đầu tư trồng keo. Năm 2011 chị Danh tiếp tục vay thêm 15 triệu đồng trồng thêm keo. Sau 4 năm vườn keo đã cho thu hoạch, chị Danh trả hết nợ và năm 2018 gia đình chị tiếp tục vay trồng keo và nuôi lợn. Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình chị Danh đã có cơ ngơi khang trang, đàn lợn của gia đình hiện có khoảng 30 con. Bà Huỳnh Thị Thuỳ Dung, Bí thư huyện uỷ Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam khẳng định, từ khi có các chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội và đặc biệt là Chỉ thị 40 đi vào cuộc sống, người dân được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế. Điều đáng nói hơn cả là nhờ có chương trình này đã khắc phục được tính ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp của nhiều hộ dân tộc thiểu số. "Nguồn vốn này đã giúp nâng cao tính tự giác của người dân. Với ý thức vay là phải trả, nhiều hộ dân sau khi được hỗ trợ vốn đã chăm chỉ làm ăn, không còn ỷ lại như trước đây. Nhờ đó, đời sống bà con đã khá hơn, bộ mặt nông thôn mới thay đổi từng ngày", bà Huỳnh Thị Thuỳ Dung nói. Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, với dân số chiếm hơn 14% dân số cả nước, hiện dư nợ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Ngân hàng Chính sách Xã hội chiếm tỷ lệ trên 24% tổng dư nợ. Đã có trên 1,4 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn chính sách, chiếm tỷ lệ 46% trên tổng số 3,04 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn quốc. Như vậy, vốn chính sách đã "phủ sóng" tới gần một nửa số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn này đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số từ sợ vay, không dám vay đã mạnh dạn vay vốn và làm ăn có hiệu quả; đồng thời giải quyết những vấn đề căn bản, giúp đồng bào dần nâng cao chất lượng cuộc sống.Vốn chính sách cũng đã góp phần tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo, ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa./.
Còn nữaBài cuối: Chắp cánh cho giấc mơ khởi nghiệpTin liên quan
-
Ngân hàng
90 năm ngày thành lập Đảng - Bài 1: Điểm sáng trong chương trình xoá đói, giảm nghèo
08:29' - 01/02/2020
Ngân hàng Chính sách Xã hội đang triển khai hơn 20 chương trình tín dụng chính sách, phủ sóng đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc.
-
Ngân hàng
Cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh giúp đẩy lùi tín dụng đen
17:00' - 14/01/2020
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong năm 2020 là bảo vệ người dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trước "cơn lốc" tín dụng đen.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách hỗ trợ xây hơn 4.000 căn nhà ở xã hội
10:36' - 05/01/2020
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong năm 2019 đã hỗ trợ xây dựng hơn 4.000 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
-
Ngân hàng
Khi Chỉ thị 40 đi vào cuộc sống
17:25' - 06/08/2019
Vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đang ngày càng tăng sức lan tỏa sâu rộng từ miền núi vùng cao đến miền hải đảo xa xôi, chính là nhờ Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư đã thực sự đi vào cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/5: Giá USD và NDT tăng nhẹ
08:44'
Tỷ giá USD hôm nay 21/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Xu hướng giảm lãi suất ngày càng lan rộng trên thế giới
08:00'
Các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế chủ chốt khu vực châu Phi đang trong quá trình xem xét điều chỉnh lãi suất trong những tuần tới.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 20/5: Giá USD nhích tăng, giá NDT đứng yên
08:59' - 20/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 20/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.760 - 26.120 VND/USD (mua vào - bán ra). So với sáng 19/5, tỷ giá tại hai ngân hàng trên tăng 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Lan tỏa sức mạnh từ những điển hình tiên tiến trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
18:16' - 19/05/2025
Không chỉ dừng lại ở con số, tín dụng chính sách đã thật sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng quê.
-
Ngân hàng
HSBC tài trợ khoản vay hợp vốn xanh trị giá 3.750 tỷ đồng cho Gamuda Land
18:10' - 19/05/2025
Trong giao dịch này, HSBC Việt Nam đóng vai trò là Thành viên Điều phối, Thành viên Đầu mối Dàn xếp cấp tín dụng chính, Thành viên Đồng Điều phối khoản vay xanh và Đầu mối cấp Tín dụng hợp vốn.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước "ngã ba đường"
16:04' - 19/05/2025
BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu nền kinh tế phục hồi sau những tác động tiêu cực dự kiến từ việc Mỹ tăng thuế quan, đồng thời cảnh báo về một triển vọng hết sức bất ổn.
-
Ngân hàng
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
10:13' - 19/05/2025
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 19/5: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:49' - 19/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 19/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.740 - 26.100 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng so với sáng 16/5.
-
Ngân hàng
Sức mạnh thi đua nâng bước tín dụng chính sách
20:53' - 18/05/2025
Thấm nhuần tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NHCSXH luôn tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong toàn hệ thống, từ Hội sở chính đến các đơn vị cơ sở.