APEC 2017: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành logistics
Sự kiện này do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp APEC (SOM 3) và các hội nghị liên quan thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Theo đánh giá của các chuyên gia, logistics là một ngành quan trọng không thể tách rời của chuỗi giá trị toàn cầu, đây cũng là một trong các ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quan trọng trong thương mại quốc tế.Với đặc điểm bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau như: tìm kiếm nguồn cung ứng mua sắm, thực hiện đơn đặt hàng, lưu trữ nguyên liệu, lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát chi phí hiệt quả, lắp ráp, đóng gói, bảo trì, lưu kho, phân phối… ngành logistics được đánh giá tạo cơ hội to lớn cho sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Việt Nam, mặc dù là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm gần đây và được đánh giá có nhiều lợi thế, tiềm năng phát triển về logistics.Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đó.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện cả nước có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, thế nhưng có tới 99% là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí là rất nhỏ.Sự tham gia của họ vào chuỗi cung ứng toàn cầu gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tuy khá nhiều và đa dạng, song khái niệm về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của họ còn khá mơ hồ. Những điều này khiến sự tích hợp giữa doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị này còn khá lỏng lẻo, rời rạc.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Chí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tri thức hậu cần cho biết, để thúc đẩy ngành logistics phát triển, Việt Nam đã có những chương trình, kế hoạch hành động quốc gia.Đơn cử như kế hoạch hành động quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025.
Tuy vậy, trên thực tế việc thực hiện chương trình này, từ chính sách quốc gia đến hành động của từng ngành, doanh nghiệp vẫn còn khoảng cách rất lớn.
Theo ông Dũng, logistics bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là mảng vận tải và lưu trữ. Việc quản lý như thế nào để vận tải và lưu trữ gắn kết được làm cho dòng hàng hóa lưu chuyển nhanh và rẻ, nghĩa là đưa ra dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp đang là vấn đề lớn của ngành.Một trong những điểm yếu nhất hiện nay của ngành là khâu kế hoạch khó xác định trước, các hãng tàu không thể biết được họ có thể đưa con tàu nào; có thể vào cảng nào của Việt Nam; có thể đưa bao nhiêu chuyến; sản lượng như thế nào?…
Ngay từ khâu lên kế hoạch đã vướng thì những khâu tiếp theo khó có thể trôi chảy. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đưa ra giá dịch vụ, phí dự phòng cao, độ chính xác ngày càng sai lệch làm cho thời gian giải quyết lâu hơn.
Không chỉ riêng Việt Nam, một số nền kinh tế khác trong khu vực APEC cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành logistics trong chuỗi giá trị toàn cầu.Bà Corazon C.Curay, Giám đốc điều hành Công ty XVC Logistics, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Quản lý chuỗi cung ứng Philippines chia sẻ, ngoài những thách thức cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp Philippines còn gặp nhiều khó khăn từ những tác động khách quan.
Theo bà Corazon C.Curay, Philippines là một quốc gia dễ bị thiên tai nên việc phát triển ngành logistics luôn gặp nhiều khó khăn.Hạ tầng cơ sở, các nguồn lực phát triển để phục vụ cho ngành logistics ở Philippines còn khá nghèo nàn.
Những vấn đề này cần sự vào cuộc của Chính phủ, ban hành các chính sách thúc đẩy ngành phát triển.
Các doanh nghiệp Philippines cũng hy vọng APEC có thể đưa ra những sáng kiến để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành logistics.
Trước thực tế còn nhiều khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nền kinh tế thành viên APEC, Hàn Quốc và Peru đã khởi xướng sáng kiến tổ chức hội thảo này trong khuôn khổ SOM 3, nhằm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành logistics.Sáng kiến này ngay lập tức đã nhận được nhiều đề nghị tham gia của các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có Việt Nam.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, trong thập kỷ vừa qua, APEC đã có nhiều nỗ lực hiện thực hóa ưu tiên về hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong khu vực thành các hoạt động cụ thể nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân thông qua đưa việc chương trình nghị sự APEC các vấn đề, xu hướng đang được quan tâm và có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh.Trong số đó, việc phát triển và hợp tác trong chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi đã trở thành một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC.
Tại hội thảo này, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện các nền kinh tế thành viên APEC đã tập trung thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và các thông lệ tốt cũng như đề xuất các hoạt động tạo thuận lợi cho sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dịch vụ nói chung cũng như logistics nói riêng.Được biết, các kết quả chính của hội thảo sẽ được báo cáo lên Ủy ban Thương mại và Đầu tư của APEC (CTI) và Nhóm Công tác APEC về doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEWG) để cân nhắc và xem xét các hoạt động tiếp theo trong thời gian tới./.
Xem thêm: >>>APEC 2017: Đẩy mạnh hoạt động thương mại đa phương phát triển>>>APEC 2017: Phiên họp của Ủy ban Kinh tế APEC về thúc đẩy kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực
12:40' - 25/08/2017
Ngày 25/8, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về Y tế và Kinh tế đạt nhiều kết quả quan trọng
20:17' - 24/08/2017
Cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về Y tế và Kinh tế trong khuôn khổ SOM 3 và các cuộc họp liên quan thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC 2017) đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam và Australia sẽ phối hợp phòng chống đánh bắt cá trái phép
18:57' - 24/08/2017
Việt Nam và Australia sẽ phối hợp với các nền kinh tế thành viên APEC triển khai chiến dịch truyền thông phổ biến cho cộng đồng đánh bắt cá kiến thức, các nguyên tắc đánh bắt cá quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Việt Nam muốn hợp tác với FAO về chuyển giao kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư
18:03' - 24/08/2017
Ngành nông nghiệp Việt Nam mong muốn được hợp tác với các tổ chức, đối tác quốc tế, đặc biệt là FAO trong chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thúc đẩy thương mại và đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Kinh nghiêm đơn giản hoá thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp
15:01' - 24/08/2017
Hội thảo về đơn giản hoá thủ tục đăng ký và thành lập do Uỷ ban Kinh tế của APEC tổ chức đã diễn ra vào ngày 24/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.