ASEAN 2020: Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng
Tham dự Hội nghị gồm các đại biểu đến từ Ngân hàng Trung ương, Cơ quan Quản lý tiền tệ của 10 quốc gia thành viên ASEAN, đại diện Ban Thư ký ASEAN, cùng với các đối tác đối thoại là Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), và các Tổng giám đốc điều hành (CEO) các tổ chức tài chính và ngân hàng trong khu vực.
Tại phiên đối thoại chính sách về thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng ASEAN, các diễn giả đã trình bày về các vấn đề chuyển đổi số đối với dịch vụ tài chính - ngân hàng tại các quốc gia và tổ chức tài chính - ngân hàng truyền thống để thích ứng và vượt qua thách thức của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBDC) – thực trạng và những hàm ý chính sách; một số thông tin, kinh nghiệm, bài học có giá trị về ứng dụng công nghệ đột phá và phát triển mô hình kinh doanh sáng tạo trong hoạt động ngân hàng ASEAN.
Về chủ đề CBDC, hiện nay phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, một số ít quốc gia đang trong giai đoạn thử nghiệm với phạm vi hẹp.
Tại hội nghị, BIS đã cung cấp một góc nhìn tương đối sâu sắc về việc nghiên cứu, lựa chọn mô hình thiết kế CBDC.
Bên cạnh đó là các khuyến nghị đảm bảo ổn định tài chính, và bảo vệ khách hàng, duy trì niềm tin và an toàn an ninh mạng trong quá trình thiết kế và sử dụng CBDC.
Đây là những thông tin cập nhật hữu ích và giá trị đối với các Ngân hàng Trung ương và Cơ quan quản lý tiền tệ ASEAN nói chung trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực mới mẻ này.
Về chủ đề chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, các Thống đốc, CEOs đều chung nhận định vấn đề chuyển đổi số ngành ngân hàng trong khu vực ASEAN đã trở thành một xu hướng tất yếu.
Trong xu thế đó, nhiều quốc gia ASEAN đã xây dựng, ban hành Chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.
Hội nghị cũng tập trung thảo luận các ưu tiên và sáng kiến trong khuôn khổ tiến trình hợp tác tài chính, tiền tệ ASEAN nhằm hướng tới thúc đẩy nỗ lực chung về việc xây dựng một hệ thống ngân hàng ASEAN hoạt động hiệu quả và bền vững.
Về các sáng kiến tăng cường hội nhập khu vực ngân hàng, các Thống đốc Ngân hàng Trung ương đánh giá cao các kết quả đạt được của ASEAN về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời gian qua.
Cụ thể, thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua hoạt động của Nhóm công tác ASEAN về tài chính toàn diện (WC-FINC), có hướng dẫn về tài chính số và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người dân.
Điều này, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; hội nhập ngân hàng, an toàn an ninh mạng, kết nối thanh toán khu vực, tài chính bền vững, tự do hóa tài khoản vốn.
Bên cạnh đó, các Thống đốc đã phê duyệt các sáng kiến về chương trình nghị sự ngân hàng bền vững, hội nghị đã phê duyệt Báo cáo về Vai trò của các Ngân hàng Trung ương ASEAN trong quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường.
Đồng thời, nhất trí với việc chia sẻ Báo cáo này với Mạng lưới Xanh hóa hệ thống tài chính (NGFS) để giới thiệu những nỗ lực và cam kết mang tính tập thể của các Ngân hàng Trung ương ASEAN trong việc nâng cao hiểu biết và quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường.
Hội nghị thống nhất đưa ra một Thông cáo riêng về Chương trình nghị sự ngân hàng bền vững ASEAN đi kèm với Tuyên bố chung của Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Hội nghị Ngân hàng trung ương(AFMGM) ASEAN lần thứ 6.
Cũng liên quan đến nội dung ngân hàng bền vững, hội nghị đã nhất trí khởi động xây dựng bộ Nguyên tắc ngân hàng bền vững của ASEAN để hướng dẫn các chính sách và cam kết liên quan của các Ngân hàng Trung ương ASEAN trong tương lai nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng bền vững.
Sáng kiến này do Ngân hàng Nhà nước với tư cách chủ trì ACGM 2020 đưa ra và đã được các Thống đốc nhất trí cao.
Đối với Mạng lưới chia sẻ thông tin và tăng cường an ninh mạng ASEAN (CRISP), hội nghị đã phê duyệt điều khoản tham chiếu và việc ký kết Biên bản ghi nhớ về chia sẻ thông tin cho hoạt động của Mạng lưới chia sẻ thông tin và tăng cường an ninh mạng ASEAN.
Các văn bản có tính nguyên tắc này xác định cấu trúc, phạm vi công việc, hoạt động cũng như cơ chế chia sẻ thông tin và quản trị dữ liệu giữa các thành viên ASEAN.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng đi sâu vào lĩnh vực tài chính kéo theo nhiều rủi ro khó lường về vấn đề an ninh phi truyền thống, sáng kiến này tạo ra một diễn đàn để trao đổi, cập nhật thông tin mang tính thường xuyên giữa các chuyên gia công nghệ thông tin từ các Ngân hàng Trung ương, Cơ quan quản lý tiền tệ ASEAN.
Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh thông tin mạng, an ninh thông tin tài chính và cuối cùng sẽ hỗ trợ đảm bảo an ninh an toàn hoạt động tài chính – ngân hàng trong nước cũng như khu vực./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
ASEAN 2020: Hợp tác tài chính trong khu vực
16:36' - 02/10/2020
Trong khuôn khổ tiến trình Hợp tác Tài chính ASEAN 2020, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 24 đã được tổ chức ngày 2/10 theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội.
-
Tài chính & Ngân hàng
ASEAN 2020: Kết nối tài chính – ngân hàng với cộng đồng doanh nghiệp
11:46' - 02/10/2020
Ngày 2/10, tại Hà Nội, hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN với Cộng đồng doanh nghiệp đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
-
Thời sự
ASEAN 2020: Hợp tác tài chính – ngân hàng giữa các nước ASEAN
16:38' - 01/10/2020
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM) đã được tổ chức trực tuyến ngày 1/10 từ Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.