ASEAN - Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Indonesia
Xung quanh vấn đề này, báo Bưu điện Jakarta số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả David Willis với tựa đề: “ASEAN tiếp tục là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Indonesia”.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành tâm điểm của trật tự khu vực và luôn được Indonesia coi trọng trong chính sách đối ngoại của mình kể từ khi tổ chức này được thành lập.
Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, rõ ràng là những thách thức khu vực hiện đang nổi lên và đòi hỏi tổ chức này phải có những cải cách đáng kể để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
ASEAN là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ những năm 1970 - thập niên đầu tiên của chế độ “trật tự mới” - bằng việc tăng cường khả năng phục hồi của khu vực thông qua sự cạnh tranh quyền lực có ý nghĩa sống còn đối với việc theo đuổi khả năng phục hồi của một quốc gia.
Sự phát triển của Indonesia và sự gắn kết chính trị phụ thuộc vào mức độ ổn định của khu vực. Do đó, ASEAN phù hợp với lợi ích của Indonesia.
Tuy nhiên, ASEAN hiện không thể thống nhất được cách thức tổ chức để có thể tiếp tục đóng vai trò là trung tâm an ninh khu vực. Lý do là bởi ASEAN đã có những thay đổi lớn trong những năm gần đây, trong khi những lợi ích cốt lõi của Indonesia trong nửa thế kỷ qua vẫn giống như trước, đó là đạt được sự ổn định và phát triển quốc gia.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã thực hiện nhiều thay đổi so với các chính quyền tiền nhiệm, cụ thể là việc theo đuổi chính sách đối ngoại song phương thực dụng hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là vấn đề lớn trong mối quan hệ với ASEAN bởi những lợi ích của Indonesia ở tổ chức này vẫn còn rất lớn.
Sự phát triển của khu vực cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự thống nhất của ASEAN trong vòng một thập kỷ qua. Tuy vậy, thế giới đã chứng kiến khả năng của ASEAN trong việc bảo vệ khu vực khỏi sự cạnh tranh quyền lực của các cường quốc.
Việc thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm củng cố cho Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, vẫn là một mục tiêu khó có thể trở thành hiện thực.
Sự khác nhau trong cách giải quyết đối với vấn đề Biển Đông đã khiến tổ chức này lần đầu tiên không thể ra thông cáo chung vào năm 2012.
Ngay sau đó, cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã có những chuyến ngoại giao con thoi để vận động các quốc gia liên quan tránh không để xảy ra những bất đồng và tiếp tục thể hiện tình đoàn kết của ASEAN đối với những vấn đề lớn của khu vực.
Việc làm gia tăng căng thẳng cũng như những bất ổn ở khu vực là điều Jakarta luôn muốn tránh, bởi điều đó cùng lúc sẽ làm giảm giá trị chiến lược của ASEAN cũng như của Indonesia.
Đối với ASEAN, tổ chức này vẫn theo đuổi cách tiếp cận nguyên gốc của mình kể từ khi được thành lập trong việc giải quyết những vấn đề chung của khối, trong đó có việc duy trì nguyên tắc đồng thuận khi ra quyết định.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nước lớn có thể tiếp cận, tranh thủ và gây chia rẽ trong ASEAN. Nếu ASEAN không sớm khắc phục vấn đề này thì những thách thức an ninh của khối vẫn sẽ hiện hữu và rất khó giải quyết.
Đến nay, Indonesia vẫn khẳng định trọng tâm chính sách đối ngoại của mình đối với ASEAN rằng chỉ cần ASEAN có những cải cách phù hợp trong tình hình mới, tổ chức này sẽ trở lại đúng vai trò của mình, đồng thời khiến ASEAN tiếp tục trở thành những ưu tiên chiến lược của Jakarta./.
- Từ khóa :
- asean
- chính sách đối ngoại
- Indonesia
- coc
- Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Phnom Penh
15:33' - 07/05/2017
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2017 (Hội nghị WEF ASEAN 2017) dự kiến tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN+3 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2017
13:15' - 05/05/2017
Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực ASEAN+3 có thể đạt tốc độ tăng trưởng 5,2% trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đề nghị lập thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với ASEAN
12:39' - 05/05/2017
Đề xuất trên được Tokyo đưa ra tại cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của Nhật Bản và ASEAN bên lề Hội nghị thường niên của ADB tại Yokohama, Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Philippines ra tuyên bố Chủ tịch ASEAN
17:03' - 30/04/2017
Ngày 30/4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đưa ra Tuyên bố Chủ tịch, một ngày sau khi kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc thành công tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30
07:32' - 30/04/2017
Tối 29 rạng sáng 30/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tiếp tục công bố mức thuế quan đối với 6 quốc gia
07:39'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 6 quốc gia, bao gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04' - 09/07/2025
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36' - 09/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20' - 09/07/2025
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15' - 09/07/2025
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.