Bài mẫu viết thư lần UPU 46 năm 2017: Vấn nạn ô nhiễm môi trường

14:32' - 23/01/2017
BNEWS Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47, người viết đã đặt vị trí cố vấn của Tổng thư ký Liên hợp quốc để chia sẻ cùng ngài ấy những vấn đề nóng cần xử lý của thế giới.

Năm 2017 cuộc thi viết thư quốc tế UPU đã bước sang lần thứ 46. Mỗi năm, sau khi phát động chủ đề, cuộc thi viết thư UPU đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của học sinh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Chủ đề của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017 là: Hãy hình dung, nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên hợp quốc mới, bạn sẽ cố vấn cho ngài ấy vấn đề nào của thế giới cần xử lý đầu tiên và giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?

Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47, người viết đã đặt vị trí cố vấn của Tổng thư ký Liên hợp quốc để chia sẻ cùng ngài ấy những vấn đề nóng cần xử lý của thế giới.

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Vấn nạn ô nhiễm môi trường. Ảnh: TTXVN

Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống. 

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.

Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tôi, ô nhiễm môi trường cũng đã có những tác động rất lớn tới cuộc sống của người dân. Vừa qua, hiện tượng cá chết bất thường được phát hiện ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ.

Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn đã khiến hàng trăm người dân lâm vào tình cảnh khốn đốn vì chi phí cho cả gia đình chỉ trông chờ vào những chuyến ra khơi.

Đó là chưa kể, các vùng đất bị nhiễm độc chì tạo nên sự xuất hiện hàng loạt của các làng ung thư, những căn bệnh kỳ lạ…

Mỗi chúng ta, ai cũng biết, nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do ý thức của con người còn kém khi xả rác thải bừa bãi gây ra những hệ lụy lớn. Vậy tại sao mỗi chúng ta không có ý thức giữ gìn môi trường?

Thưa Ngài Antonio Guterres, tôi rất mong, Ngài với cương vị mới sẽ có những hành động và chiến lược mới để mỗi con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường vì một Trái Đất không ô nhiễm.

Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!

Ms. Thanh

Việt Nam, ngày 23 tháng 1 năm 2017.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục