Bàn giải pháp để mở lại đường bay quốc tế an toàn
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất nối lại bay quốc tế thường lệ. Đây sẽ giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không; đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch cho các địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung.
Tuy nhiên, làm cách nào để mở lại các đường bay này một cách an toàn đang là câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp hàng không.
Đây chính là lý do mà Báo Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) tổ chức Toạ đàm “Cách nào mở lại đường bay quốc tế an toàn?” theo hình thức trực tuyến ngày 10/11 để cùng nhau tìm ra lời giải cho vấn đề này. Tại tọa đàm, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, kế hoạch đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải mở lại các đường bay quốc tế thường lệ xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm các nước và từ chính nhu cầu cuộc sống để tái lập các chuyến bay vì nhiều mục đích khác nhau như: Đầu tư, thương mại, du lịch, nghiên cứu thị trường, ngoại giao… Cũng theo Phó Cục trưởng Võ Huy Cường, đã gần 2 năm (từ đầu tháng 2/2020 cho đến nay) Việt Nam dừng các đường bay quốc tế, tương tự nhiều quốc gia. Hiện nay, các nước trên thế giới đã mở cửa hàng không, Việt Nam không phải ngoại lệ. Ngành hàng không có thể tiếp tục các chuyến bay cứu hộ công dân, sử dụng rộng rãi hình thức khách tự trả chi phí cách ly nhập cảnh do Bộ Ngoại giao điều tiết, phù hợp với năng lực phòng chống dịch và khả năng tiếp nhận cách ly của các địa phương, từng bước tạo niềm tin cho khách quốc tế. Mở cửa bay quốc tế, ngành hàng không sẽ có đánh giá ban đầu về quy trình thực hiện chuyến bay chở khách quốc tế. Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch và Phát triển Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho rằng, việc mở lại bay quốc tế hiện tại là cần thiết sau thời gian dài đóng cửa. Để đảm bảo mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo phòng dịch, lộ trình mở cửa mà Cục Hàng không Việt Nam đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải là phù hợp, hàng không cần lựa chọn thị trường khách từ các quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt như: Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ... Còn theo ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, để mở cửa bay quốc tế, mở cửa lại du lịch an toàn, ngành du lịch đã sẵn sàng đón khách, từng bước khôi phục thị trường. Ngành du lịch xác định mở lại hoạt động du lịch quốc tế, giải quyết mọi tình huống phát sinh trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương, để có kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo. Dưới góc độ các điều kiện để bay quốc tế, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường chia sẻ, sẽ tạo điều kiện tối đa cho du khách có hộ chiếu vaccine. Trong tương lai, hộ chiếu vaccine sẽ được áp dụng rộng rãi và đây là một phần mềm mà các nước tự xây dựng. Nhiều tổ chức quốc tế khác đang muốn tạo lập một phần mềm thống nhất để áp dụng chung trên phạm vi rộng và được các quốc gia công nhận, có sự tin tưởng được Chính phủ các nước xác nhận tham gia vào chương trình đó. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong, ngoài nước. Nhìn nhận dưới góc độ nhà khai thác cảng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho hay, cảng luôn trong tâm thế sẵn sàng để được mở cửa trở lại bất cứ lúc nào thông qua các chương trình triển khai tới toàn bộ các đơn vị phục vụ mặt đất, các đơn vị khai thác dịch vụ hàng không, phi hàng không… để đảm bảo hạ tầng xanh, phương tiện xanh, con người xanh… Những nỗ lực này không chỉ trong nước, mà cả các tổ chức quốc tế đã công nhận. Nhờ đó, toàn bộ hành khách, nhân viên tại cảng an tâm, chủ động đón khách.Nhìn nhận việc mở lại đường bay quốc tế dưới góc độ chuyên gia kinh tế, GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho biết, đề xuất mở lại đường bay quốc tế của Bộ Giao thông Vận tải là hợp lý. Còn ý kiến cho rằng người nước ngoài đến lây nhiễm sẽ gây quá tải bệnh viện là lo lắng hơi quá. Vì thực tế du khách quốc tế họ cũng trải qua việc kiểm tra sức khoẻ, tiêm chủng, có xét nghiệm tương đối an toàn nên không thể có tình trạng người nước ngoài đến và lây nhiễm gây quá tải bệnh viện.
Đánh giá về chính sách nhập cảnh hiện nay có ảnh hưởng gì đến kế hoạch mở lại đường bay quốc tế thường lệ, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng ban Kế hoạch và Phát triển Vietnam Airlines cho rằng, mở lại các chuyến bay quốc tế là để phục vụ khách đến đầu tư, giao thương, du lịch… và các vấn đề được quan tâm nhất là chính sách nhập cảnh, cách ly. Hiện nay, chính sách 7 ngày cách ly tập trung, cách ly tại nhà 7 ngày chỉ thu hút khách hồi hương, còn nếu muốn thu hút khách du lịch, thì phải thay đổi chính sách cách ly. “Về chính sách cách ly, Vietnam Airlines đề xuất bỏ quy định cách ly 7 ngày đối với những thị trường được đánh giá kiểm soát tốt, tỷ lệ dân cư đã tiêm vaccine cao, khách đã tiêm đủ 2 mũi, có xét nghiệm COVID-19 âm tính trước và sau chuyến bay thì có thể cách ly hoặc cách ly 1 ngày”, ông Nguyễn Quang Trung nêu quan điểm. Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng chúng ta đã nhiều lần có ý định mở lại các đường bay quốc tế song lại đóng. Việc này không có gì lạ, giống như Singapore, Thái Lan và nhiều nước khác đều rất nỗ lực mong muốn tái lập hoạt động vận chuyển hàng không bình thường, 2 chiều. Nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay là các yêu cầu về cách ly y tế với khách nhập cảnh. Rất may là Chính phủ đã có những chỉ đạo rất sát sao, thực tế. Những kinh nghiệm tổng kết trong chống dịch đã giúp ích rất nhiều trong quá trình lên kế hoạch, triển khai hiện nay. Đó là một quá trình khi thay đổi từ "Zero Covid" sang "sống chung" một cách linh hoạt, thích ứng. Đây là một sự thay đổi rất quan trọng. Chúng tôi đánh giá đây là giai đoạn thí điểm vận chuyển và đảm bảo kiểm soát người nhập cảnh, không để lây nhiễm ra cộng đồng. Những việc này được tổ chức thực hiện từ 9/2020. Thí điểm vận chuyển combo với công dân về nước. Đây cũng là thí điểm để đánh giá việc lựa chọn người đã tiêm 2 mũi, F0 khỏi bệnh được nhập cảnh Việt Nam và kiểm soát dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.. “Quá trình thí điểm, chúng ta có thể tự tin nói rằng, khách quốc tế không đi tour mà theo chương trình riêng, ở khách sạn theo chỉ định trong giai đoạn sau nhập cảnh vào Việt Nam.”, ông Võ Huy Cường chia sẻ.Trước đó, ngày 8/11, Thứ trởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất mở lại bay quốc tế thường lệ trở khách vào Việt Nam theo 3 giai đoạn.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất điều kiện để mở lại bay quốc tế: Hành khách nhập cảnh Việt Nam phải có xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ, hành khách phải cài đặt và khai báo y tế điện tử, sàng lọc y tế tại cảng hàng không nơi đến... Đối với các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam sẽ theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 triển khai từ quý I/2022, tổ chức các chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam (trừ khi có các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế). Giai đoạn 2 triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách có “hộ chiếu vaccine” từ quý II/2022. Giai đoạn 3 khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu tuỳ thuộc vào diễn biến dịch và tỉ lệ tiêm vaccine của Việt Nam và thế giới. Thị trường và tần suất khai thác sẽ do các hãng hàng không tự quyết định, triển khai từ quý III/2022…/.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nghiên cứu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không
21:24' - 09/11/2021
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không.
-
Doanh nghiệp
Quy hoạch sân bay Chu Lai thành cảng hàng không quốc tế
16:23' - 09/11/2021
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần bao nhiêu kinh phí để nâng công suất mạng cảng hàng không trong 10 năm tới?
16:52' - 07/11/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.