Bảo Lộc đánh thức “vàng mềm” tơ tằm
Từng rực rỡ một thời với danh xưng "thủ phủ tơ lụa Việt Nam", ngành dệt tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng), còn được gắn bó với thương hiệu “Tơ lụa B’Lao” đã trải qua những năm tháng đầy trắc trở vì thị trường bấp bênh, nhân lực thiếu hụt và guồng quay công nghiệp giá rẻ. Nhưng hôm nay, giữa những đồi dâu xanh non và tiếng tằm gặm lá, một cuộc hồi sinh đang bắt đầu được dệt lại, bằng chính quyết tâm của những người giữ nghề.
Những người không bỏ tơ tằm, dệt lụa
Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh (phường 1 Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) cùng với 1 số đơn vị khác, một thời đã tạo nên thương hiệu “Tơ lụa Bảo Lộc”, “Tơ lụa B’Lao” bùng nổ thị trường trong và ngoài nước, nhưng đã phải trải qua giai đoạn hàng chục năm khó khăn mà vẫn duy trì hoạt động cho tới nay. Người đứng sau là ông Huỳnh Tấn Phước, một trong những người có tình yêu với tơ tằm lớn nhất Việt Nam. “Có thời điểm tôi phải cho thợ nghỉ hết, tự mình xoay tua máy, sửa từng bộ trục cũ để giữ dây chuyền khỏi hoen gỉ”, ông Phước nhớ lại.
Bà Hà Thị Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Xe tơ – Dệt lụa Hà Bảo cho biết: “Ngành tơ tằm, dệt lụa Lâm Đồng phải trải qua giai đoạn kéo dài đầy thử thách, nhiều doanh nghiệp kiệt quệ, đóng cửa. Cho đến nay, khó khăn vẫn chưa qua – thậm chí là giai đoạn cam go nhất của ngành”.
Nguyên nhân của những khó khăn kéo dài theo bà Hoa là bởi sản phẩm dệt lụa công nghiệp của các nước, đã đẩy lùi các sản phẩm bán công nghiệp, đẩy lùi cả vị thế của lụa truyền thống; là nguồn vốn thay đổi, dòng tiền không tốt, ngân hàng đánh giá để cho vay vốn khó khăn hơn. Doanh nghiệp rất khó tiếp cận được nguồn vốn dài hạn để đầu tư".Bên cạnh đó, là thách thức từ nguyên liệu. "Vì liên quan đến sản xuất nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng từ quy hoạch vùng trồng, định hướng sản xuất cho nông dân. Trong khi đó, quy hoạch không có hoặc không ổn định, nông dân thì không theo quy hoạch, thường xuyên thay đổi đối tượng sản xuất. Dâu tằm được trồng thì bị ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật từ loại cây trồng khác. Doanh nghiệp dệt chịu giá nguyên liệu cao mà chất lượng không đảm bảo. Giống tằm hiện nay chủ yếu được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, không đảm bảo hoàn toàn về khả năng kháng bệnh. Đó là nguy cơ lớn cho cả chuỗi sản xuất”, bà Hoa nói.
Cho dù khó khăn bủa vây, nhưng rất may cho ngành dệt lụa, tơ tằm Lâm Đồng khi vẫn còn những con người tâm huyết để gìn giữ. Mà không chỉ những nhà máy, cơ sở dệt lụa, không ít người nông dân vẫn gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm.
Dưới nắng sớm Đạ M’rông, chị K’Gái cẩn thận kiểm tra từng nong kén. Gia đình chị có 7.000 m2 đất trồng dâu nuôi tằm, đều đặn mỗi tháng thu về trên 15 triệu đồng. "Tôi từng đi làm thuê, thu nhập bấp bênh. Giờ tằm cho ăn đều, lại có người thu mua, thấy nghề này có tương lai", chị nói. Không riêng chị K’Gái, hàng trăm hộ đồng bào K’ho đã chuyển từ cà phê sang trồng dâu, nuôi tằm từ nhiều năm qua và vẫn đang giữ loại cây này.
Trước thời điểm sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng cũ thường xuyên có từ 9.800 – 10.300ha đất trồng dâu, với gần 16.000 hộ dân gắn bó với nghề. Đây là địa phương chiếm tới khoảng 70% sản lượng kén tằm cả nước, với các vùng trọng điểm như thuộc các huyện Lâm Hà, Đạ Huoai, Đam Rông, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cũ (nay là các phường B’Lao, Phường 1 Bảo Lộc, Xã Lộc Thanh, Đamb’ri, Lộc Nga, Đại Lào, Lộc Châu; Thị trấn Đinh Văn, xã Nam Ban… tỉnh Lâm Đồng mới).
Hiện nay, giá kén tằm đang cao nên người trồng dâu nuôi tằm có lãi, diện tích tăng và được giữ vững nên nguồn nguyên liệu kén tằm đủ cho ngành dệt lụa địa phương. Dù vậy, một thách thức lớn là phần lớn hộ nuôi còn quy mô nhỏ, sản xuất rời rạc, thiếu sự đảm bảo về chất lượng, thiếu cơ chế liên kết lâu dài với doanh nghiệp.
Phục hồi ngành dệt lụa B'Lao
Công ty TNHH Tơ tằm Nhật Minh vẫn đang nổi bật với khu ươm tơ vận hành liên tục và kho nguyên liệu tơ sợi đóng kiện chuẩn bị xuất sang Nhật Bản. Hơn 2 năm kiên trì sửa chữa, đầu tư và phục hồi, Nhật Minh hiện đạt sản lượng 60-65 tấn tơ/năm, cung cấp cho thị trường Nhật Bản, Thụy Sĩ, Italia – những thị trường khó tính bậc nhất.
Không dừng ở sản lượng, Nhật Minh còn tiên phong ứng dụng công nghệ dệt Jacquard – loại vải có hoa văn tinh xảo và khả năng truy xuất nguồn gốc từng lô sợi. Ông Phước cũng khởi xướng dự án tranh tơ tằm, để những con tằm tạo hình trên nền giấy thủ công, như một cách “tằm vẽ” di sản. Trong các sự kiện giới thiệu sản phẩm Việt tại Nhật Bản, ông Phước mang theo khăn lụa và bản mẫu tranh tằm, thuyết trình trực tiếp với các nhà thiết kế Nhật.
"Muốn tơ lụa Việt Nam sống tiếp, phải đưa nghệ thuật và công nghệ cùng vào sản phẩm. Không thể chỉ bán nguyên liệu mãi được. Điều họ cần không chỉ là tơ, mà là câu chuyện. Câu chuyện của người Việt, của đất đai, của bàn tay, của tâm hồn. Xu hướng tiêu dùng của thế giới đang hướng đến sản phẩm không được sản xuất hoàn toàn từ máy móc công nghiệp, mà phải có bàn tay con người”, ông Phước chia sẻ.
Trong khi đó, Công ty TNHH Xe tơ – Dệt lụa Hà Bảo vẫn đều đặn xuất lô hàng lụa cao cấp đi Nhật, Pháp, Hàn Quốc. Với gần 100 lao động, doanh nghiệp này tập trung vào sản xuất khăn, caravat, áo dài từ lụa Jacquard – loại vải có độ bền và tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, Hà Bảo đang đầu tư hệ thống xử lý nước thải khép kín để đạt chứng chỉ xanh từ đối tác quốc tế.
Nữ doanh nhân Hòa Thị Hoa vẫn tin vào con đường đã chọn: “Sản phẩm tơ lụa B’Lao và tơ lụa của chúng tôi phù hợp với xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, và là nhu cầu thiết yếu của con người hiện đại đang hướng đến. Đây là ngành có tiềm năng thực sự để phát triển nếu có chính sách phù hợp”.
Ông Huỳnh Tấn Phước thì cho hay: “Tơ tằm hiện không chỉ dùng trong dệt may thời trang, đan nón lá, túi xách, đồng bào dân tộc tiểu số thì dệt thổ cẩm, mà tơ tằm còn đang được nghiên cứu sử dụng trong ngành thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Do đó, ngành tơ tằm đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, với những cải tiến tính ứng dụng cao vào đời sống”.
Chủ tịch UBND phường 1 Bảo Lộc Nguyễn Việt Nam (nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc) cho biết: “Tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án phát triển chuỗi giá trị dâu – tằm – tơ – lụa đến năm 2030. Lâm Đồng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng, hỗ trợ giống, máy móc và đặc biệt là vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp đầu chuỗi. Những mô hình như Nhật Minh, Hà Bảo sẽ là hạt nhân để lan tỏa”.
“Đặc biệt với Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân, khi được xây dựng, triển khai thực hiện cụ thể sẽ tạo nên bước dột phá mới cho ngành dệt lụa B’Lao”, ông Nam nói.
Riêng với Công ty TNHH Xe tơ – Dệt lụa Hà Bảo, bà Hà Thị Hoa đặt nhiều hy vọng vào các Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 57 về phát triển khoa học – công nghệ của Bộ Chính trị, nhưng cho rằng: "Đó mới chỉ là định hướng chung. Để áp dụng được vào thực tế sản xuất, cần có chính sách riêng cho từng ngành, như dệt lụa, với sự tham gia của các chuyên gia hiểu sâu về nghề và thị trường. Quan trọng nhất vẫn là sự đồng bộ từ trung ương đến địa phương, và doanh nghiệp phải là chủ thể trung tâm của mọi chính sách hỗ trợ".
Còn ông Phước thì cho rằng: “Với những chính sách đang được xây dựng, nếu thực hiện đúng, sẽ giúp ngành dệt lụa bước ra khỏi tình trạng ‘tự bơi’. Chúng tôi cần hành lang rõ ràng để mạnh dạn đầu tư, tuyển người, mở rộng thị trường. Ngưới trồng dâu thì phải áp dụng cơ giới hóa, mở rộng lên cánh đồng mẫu lớn”.
Theo những người yêu tơ tằm, dệt lụa, nhiều tín hiệu tích cực đang hội tụ, đó là xu hướng tiêu dùng của thế giới, là sự trở lại của những người trẻ với nghề dệt lụa; là sự hỗ trợ tổng lực của Nhà nước từ chính sách… Tất cả đang là tín hiệu hồi sinh của sợi tơ – bền, dai và biết gắn kết.
Tin liên quan
-
Đời sống
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
07:30' - 10/07/2025
Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang lưu giữ 12 bảo vật quốc gia như: Tượng Shiva, Tara, đài thờ Trà Kiệu, phù điêu Uma… và trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Đà Nẵng.
-
Đời sống
Không gian văn hóa mới hút hồn du khách tại Đà Nẵng
15:59' - 04/07/2025
Từ ngày 4/7/2025, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức bán vé phục vụ du khách tham quan, trải nhiệm lịch sử, văn hóa thành phố trong suốt chiều dài lịch sử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội siết chặt an toàn bữa ăn bán trú học đường
21:35'
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố hướng dẫn tiêu chí đánh giá đơn vị cung cấp suất ăn.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 15/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 15/7/2025. XSMB thứ Ba ngày 15/7
19:30'
Bnews. XSMB 15/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 15/7. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 15/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 15/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 15/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 15/7/2025. XSMT thứ Ba ngày 15/7
19:30'
Bnews. XSMT 15/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 15/7. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 15/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 15/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 15/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 15/7/2025. XSMN thứ Ba ngày 15/7
19:30'
Bnews. XSMN 15/7. KQXSMN 15/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 15/7. XSMN thứ Ba. Xổ số miền Nam hôm nay 15/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 15/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 15/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 15/7 - Kết quả xổ số Vietlott ngày 15/7/2025 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 15/7. Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 15 tháng 7 năm 2025 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBL 15/7. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 15/7/2025. XSBL ngày 15/7
19:00'
Bnews. XSBL 15/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 15/7. XSBL Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBL ngày 15/7. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 15/7/2025. Kết quả xổ số Bạc Liêu Thứ Ba ngày 15/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSVT 15/7. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 15/7/2025. XSVT ngày 15/7
19:00'
Bnews. XSVT 15/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 15/7. XSVT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSVT ngày 15/7. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 15/7/2025. Kết quả xổ số Vũng Tàu Thứ Ba ngày 15/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBT 15/7. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 15/7/2025. XSBT ngày 15/7
19:00'
Bnews. XSBT 15/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 15/7. XSBT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBT ngày 15/7. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 15/7/2025. Kết quả xổ số Bến Tre Thứ Ba ngày 15/7/2025. XSBTR hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ sạt đất ở Lào Cai: Chính quyền địa phương hỗ trợ các gia đình nạn nhân
18:54'
Thay mặt Đoàn công tác, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai trao hỗ trợ gia đình có người bị chết 25 triệu đồng/người; người bị thương 5 triệu đồng/người.