Báo Singapore đưa đậm nét bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về APEC 2017
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, trang mạng Theindependent.sg ngày 7/11 đã đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với tiêu đề "APEC Việt Nam 2017, thúc đẩy tương lai chia sẻ trong một thế giới đầy biến động" nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại Việt Nam.
Theo bài viết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết từ khi thành lập cách đây 28 năm, APEC đã phát triển mạnh mẽ, trở thành diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực. Trong một thế giới toàn cầu hóa có nhiều thay đổi và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển năng động, APEC hiện đứng trước nhiều cơ hội, song cũng đối diện không ít thách thức mới.
Chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh với tư cách là chủ nhà APEC 2017, Việt Nam nỗ lực hợp tác với các nền kinh tế thành viên khác để biến đổi cam kết của các nhà lãnh đạo APEC thành những kết quả hữu hình; tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ đưa APEC trở nên gần gũi hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, cũng như hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược vì sự phát triển toàn diện và bền vững của khu vực châu Á-Thái Bình Dương thế kỷ 21.
Chủ tịch Trần Đại Quang cho rằng quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đưa đến nhiều cơ hội nhờ quá trình toàn cầu hoá sâu hơn, cũng như nhờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số, Trí tuệ nhân tạo và mạng lưới thiết bị kết nối internet (IoT).
Việc gia tăng sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực cùng những đòi hỏi giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế thành viên tăng cường hợp tác và hội nhập.
Tuy nhiên, những nguy cơ rủi ro trong trung và dài hạn vẫn tồn tại, chủ nghĩa bảo hộ phát triển, các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống và khoảng cách giàu-nghèo tiếp tục gia tăng, môi trường an ninh và phát triển của khu vực ngày càng trở nên khó đoán định.
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở hợp tác có sự đồng thuận, tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố Đà Nẵng có sứ mệnh quan trọng trong việc tạo ra một động lực mới cho hợp tác, hội nhập và tăng trưởng APEC.
Theo Chủ tịch Trần Đại Quang, đây cũng là cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC tiếp tục tăng cường và nâng cao hợp tác trong việc xây dựng Quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và hòa nhập trong thế kỷ 21.
Trên tinh thần hợp tác mang tính xây dựng, vì lợi ích của các bên, với phương châm "Tạo sự năng động mới, thúc đẩy tương lai chia sẻ", lãnh đạo của các nền kinh tế APEC sẽ thảo luận các vấn đề mang tính định hướng sau:
Một là, tạo động lực tăng trưởng toàn diện, sáng tạo và bền vững cho các nền kinh tế thành viên. Động lực này cần được kết nối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trang bị cho người lao động những kỹ năng mới để làm việc trong môi trường kỹ thuật số, tăng cường cải cách cơ cấu, thúc đẩy sáng tạo, tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các nền kinh tế thành viên cũng cần nỗ lực xây dựng cộng đồng APEC phát triển toàn diện; thúc đẩy phát triển bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng và nguồn nước; giảm thiểu nguy cơ thảm họa; tăng quyền kinh tế cho phụ nữ đồng thời tạo ra môi trường tốt hơn cho các nhóm yếu thế. Những nỗ lực này sẽ giúp tăng cường chất lượng tăng trưởng của APEC.
Hai là, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối khu vực; tăng cường các thành quả đạt được từ quá trình thực hiện các mục tiêu Bogor đến năm 2020; làm sâu sắc thêm sự kết nối và hội nhập khu vực, hướng tới thiết lập Khu vực tự do thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) để tăng cường các dòng đầu tư và thương mại tại châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời thúc đẩy liên kết giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
APEC cũng cần thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương toàn diện, không phân biệt đối xử, minh bạch và mở cửa.
Thực tiễn thương mại toàn cầu hiện nay đặt ra yêu cầu đối với các thành viên phải tăng cường hợp tác trong các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thương mại điện tử, tiếp tục xây dựng năng lực và chính sách hài hòa.
Đây là điều kiện tiên quyết để diễn đàn có thể tiếp tục duy trì được vai trò là động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế trong một thế giới đa tầng.
Ba là, tăng cường củng cố vai trò dẫn đầu của APEC trong lĩnh vực quản trị kinh tế toàn cầu và đối phó với các thách thức chung; nâng cao khả năng thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu; dẫn đầu trong việc cải cách, đổi mới; tăng cường tính hiệu quả trong hợp tác nhằm tạo ra nhiều lợi ích hơn cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
Các thành viên APEC cũng cần chủ động thực hiện các cam kết toàn cầu, nhất là các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc và thỏa thuận Paris.
Bốn là, để chuẩn bị cho sự phát triển của APEC trong thập kỷ thứ 4, các thành viên APEC cần thảo luận các bước đi cần thiết cho tầm nhìn chiến lược sau năm 2020.
Tầm nhìn này cần tiếp tục duy trì vai trò dẫn đầu của APEC trong việc thúc đẩy hội nhập, kết nối, phát triển toàn diện, bền vững, tái cấu trúc nền kinh tế kỹ thuật số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, thu hẹp khoảng cách phát triển...
Đây cũng là sự phát triển cần thiết của các nền kinh tế thành viên và là xu hướng chung của hợp tác quốc tế trong thể kỷ 21.
Kết thúc bài viết, Chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh, nhận thức rõ tầm quan trọng của mối quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và APEC, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam luôn có những đóng góp chủ động và có trách nhiệm cho diễn đàn.
Bước vào giai đoạn cải cách toàn diện, với vai trò là chủ nhà APEC 2017, Việt Nam mong muốn tái khẳng định chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế sâu sắc; là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng tất cả các nền kinh tế APEC nhằm xây dựng một cộng đồng hòa bình, ổn định, năng động, kết nối và thịnh vượng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp hơn 60 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ
13:22' - 08/11/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp với 60 doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ do Liên minh doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Nhật Bản đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về APEC
10:31' - 08/11/2017
Báo Nhật Bản đã đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang "APEC Việt Nam 2017, thúc đẩy tương lai chia sẻ trong một thế giới đầy biến động".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 12 tại Đà Nẵng
21:24' - 07/11/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đi thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa bão; thăm hỏi, động viên một số gia đình bị thiệt hại do bão số 12 tại xã Hòa Khương, Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản
11:58' - 07/11/2017
Sáng 7/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.